Phụ Nữ Sức Khỏe

Hỗ trợ sinh bằng kẹp forceps có gây hại cho thai nhi không?

Trong trường hợp bất khả kháng, bác sỹ phải dùng kẹp forceps để hỗ trợ bạn sinh em bé an toàn. Vậy forceps mang lại lợi ích và những hạn chế gì?

Hầu hết các mẹ bầu đều mong muốn sẽ vượt cạn một cách suôn sẻ. Tuy nhiên, một số lại phải nhờ đến sự hỗ trợ của dụng cụ y khoa để em bé chào đời an toàn. Kẹp forceps là một trong số đó.

Mặc dù hiện nay, kẹp forceps không còn phổ biến trong việc sinh nở như trước kia, nhưng trong một số trường hợp cấp bách, nó vẫn là lựa chọn tối ưu.

Mặc dù hiện nay, kẹp forceps không còn phổ biến trong việc sinh nở như trước kia, nhưng trong một số trường hợp cấp bách, nó vẫn là lựa chọn tối ưu. (ảnh minh họa)

Forceps là gì?

Có nhiều lời giải thích về nguồn gốc của kẹp forceps. Từ thế kỷ trước, khi tỷ lệ tử vong cả mẹ và thai nhi tăng cao, kẹp forceps được cho là lựa chọn hữu hiệu.

Theo thời gian, kẹp forceps được cải tiến nhiều lần để phù hợp và an toàn hơn cho thai nhi. Cho đến ngày nay, loại dụng cụ y khoa này vẫn phổ biến hơn một số phương pháp hỗ trợ sinh khác như giác hút.

Kẹp forcep được miêu tả gồm hai miếng kim loại nối vào nhau có kết cấu như chiếc kẹp, nhưng được phóng to. Có nhiều loại kẹp forceps sử dụng cho các hoàn cảnh khác nhau.

Chiếc kẹp này được bác sĩ dùng để ôm gọn đầu em bé bằng cách cố định hai đầu kẹp ở hai bên đầu bé, và kéo bé ra từ trong ống âm đạo.

Khi nào cần hỗ trợ sinh bằng kẹp forceps?

Hiện nay, kẹp forceps ngày càng được sử dụng ít đi, bởi lẽ nếu chẩn đoán khó sinh, bạn sẽ chọn phương pháp sinh mổ. Tuy nhiên, trong trường hợp không phát hiện bất thường cho đến khi vào phòng hộ sinh, mẹ bầu gặp vấn đề về rặn đẻ vì kiệt sức hoặc gặp tình trạng suy thai, xương chậu yếu, bác sỹ sẽ dùng forceps.

Ngoài ra, với trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh huyết áp cao, tim mạch, không thể duy trì tình trạng rặn đẻ kéo dài, bác sỹ cũng bắt buộc phải dùng forceps để hỗ trợ sinh.

Thậm chí, trong các ca sinh mổ, nếu thai nhi bị tắc, bác sỹ cũng có thể nghĩ đến forceps. Hoặc trường hợp thai nhi không quay đầu thuận, thì forceps cũng được dùng để hỗ trợ sinh.

Hình ảnh mô tả phương pháp sử dụng kẹp forceps khi sinh nở. (ảnh minh họa)

Dùng forceps như thế nào?

Nếu bác sỹ chẩn đoán có thể dùng forceps thay vì chuyển sang sinh mổ trong trường hợp khó sinh, thì mẹ bầu sẽ được tiêm thuốc tê. Có thể phải rạch rộng âm đạo để đảm bảo có thể nhét forceps vào trong.

Sau đó, hai đầu kẹp của forceps sẽ kẹp vào hai bên đầu của em bé. Có thể bác sỹ sẽ thay đổi vị trí đầu của thai nhi để thuận lợi hơn, rồi sau đó mới  kéo ra từ từ. Kết hợp với nỗ lực rặn của mẹ bầu, bé sẽ chào đời an toàn.

Nguy cơ từ kẹp forceps?

Chỉ bác sỹ được đào tạo bài bản vả có kinh nghiệm đỡ đẻ mới nên dùng kẹp forceps bởi lẽ dụng cụ y khoa này đòi hỏi sự chính xác và tránh làm tổn thương bé khi còn quá non nớt.

Tuy vậy, vẫn tồn tại một vài nguy cơ từ kẹp forceps gây tổn thương thai nhi. Ví như để lại vết trên mặt, gây biến dạng đầu, ảnh hưởng dây thần kinh ở mặt, chảy máu trong, tổn thương mắt.

Đối với mẹ, kẹp forceps cũng được ghi nhận có thể gây ra một số tác động như tổn thương cho tầng sinh môn, vùng giữa âm đạo và hậu môn, cần nhiều thời gian hơn để phục hồi sau sinh.

Trên thực tế, dị tật vĩnh viễn hay tử vong do phương pháp hỗ trợ này là hoàn toàn rất hiếm. Theo các chuyên gia, rủi ro do đỡ đẻ bằng kẹp forcep là rất thấp.

Theo Nhật Minh/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

Phương pháp sinh con “thuận tự nhiên” đang gây tranh cãi gay gắt cụ thể là gì?

Những nguy cơ của chuyện sinh nở tự nhiên tại nhà đã được các chuyên gia cảnh báo rất nhiều...

Sinh con “thuận theo tự nhiên” : Lợi bất cập hại

Dù Bộ y tế đã hoàn toàn bác tin vụ việc hai mẹ con sản phụ tử vong tại nhà...

Sinh con tự nhiên tại nhà có nguy cơ tử vong gấp 7 lần

Tạp chí NewYork Times đã có bài viết vì sao sinh con tại nhà có nguy cơ tử vong gấp...

5 thực phẩm vàng cho mẹ bầu sinh con khỏe mạnh

5 thực phẩm vàng dưới đây được các chuyên gia chứng minh có tác dụng chăm sóc sức khỏe toàn...

Trào lưu sinh con 'thuận tự nhiên' ẩn chứa quá nhiều bất thường

“Chúng ta tôn trọng tự nhiên nhưng không phải chấp nhận mọi tự nhiên vì tự nhiên luôn ẩn chứa...

Bức thư chồng viết cho vợ đã "ra đi" khi sinh con khiến ai đọc cũng cay sống mũi

Em chán chường không muốn ăn gì nhưng vẫn nấu không sót một bữa nào cho anh. Đáng lẽ ra...

11 DẤU HIỆU sớm nhất báo mẹ SẮP SINH CON, mẹ bầu nào cũng cần phải thuộc lòng

Tháng cuối của thai kỳ, chắc chắn mẹ bầu nào cũng từng thắc mắc không biết phải làm sao để...

Tin mới nhất

Cách làm tương cà chua ngon, sạch, để được lâu

2 giờ trước

3 công dụng tuyệt vời của đá viên trong bếp núc

2 giờ trước

Công dụng bất ngờ của vỏ xoài mà bạn có thể chưa biết

2 giờ trước

Cách nấu chè sắn mochi nóng hổi vừa thổi vừa ăn

2 giờ trước

Những lưu ý khi dùng bột sắn dây, không phải ai cũng biết

2 giờ trước

Cách làm canh chua chả cá với bông điên điển thơm ngon

2 giờ trước

Loại trái cây tưởng chừng dân giã nhưng lại là 'thuốc bổ' cho tim mạch, biết được 6 lý do...

8 giờ trước

Công thức làm nước uống lên men Kombucha cho những ngày nắng nóng

8 giờ trước

Bánh cá hồi đúc trứng, món ăn thơm ngon bổ sung Omega-3 cho trẻ nhỏ

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình