Phụ Nữ Sức Khỏe

Hít bóng cười, thú chơi tưởng chừng vô hại nhưng dễ khiến giới trẻ "khóc" vì sức khỏe hủy hoại

Thiếu nữ 18 tuổi nhập viện trong tình trạng tê tay chân, mất thăng bằng sau một năm hít bóng cười.

Ngày nào cũng hít vài quả bóng cười

Theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, ngày 20/8/2019, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nữ tên A. (18 tuổi, ở huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng tê tay chân, mất thăng bằng, đi lại khó khăn.

Được biết thiếu nữ đã sử dụng bóng cười đã hơn một năm nay, hầu như ngày nào cũng hít vài quả.

 Bệnh nhân A đang được điều trị tích cực tại bệnh viện. Nguồn: Tiền Phong.

Khoảng 6 tháng trở lại, bệnh nhân thấy có dấu hiệu tê bì tay chân, đau tức vùng ngực nhưng các dấu hiệu thường tự khỏi sau vài ngày. Khoảng 3 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân xuất hiện tê yếu nhiều cả tay và chân, chuột rút, mất thăng bằng, đi lại khó khăn nên được người nhà đưa vào viện.

Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn cảm giác do sửu dụng khí N2O. Hiện tại, bệnh nhân đã được xử trí ổn định. Đây là trường hợp đầu tiên ngộ độc khí N2O do sử dụng bóng cười được ghi nhận tại bệnh viện.

Nghiện bóng cười, tương lai “phát khóc”

Một vài năm trở lại đây, chơi bóng cười trở thành “mốt” của giới trẻ. Thực chất bóng cười là quả bóng được bơm khí N2O, loại khí gây hưng phấn thần kinh, tạo cảm giác muốn cười khi hít vào nên còn được gọi là khí cười.

Quảng cáo bóng cười trên một website. Ảnh chụp màn hình.

Giới trẻ lạm dụng bóng cười mà không biết loại khí N02i là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu hướng tăng liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự cá ma túy khác.

ThS.Bs Đinh Hữu Uân, Thành Viên Hiệp Hội Tâm Thần Mỹ (APA) cho hay sở dĩ trào lưu hít bóng cười được giới trẻ ưa chuộng, thậm chí lạm dụng vì nó khiến người dùng có cảm giác lâng lâng hạnh phúc trào dâng.

Bóng cười, thú chơi tưởng chừng vô hại nhưng sẽ hủy hoại sức khỏe. Ảnh minh họa.

Bóng cười tạo cảm giác vui vẻ tột đỉnh, khiến người dùng có thể cười nó luyên thuyên, hành vi mất kiểm soát. Bóng cười tạo ảo giác những cảnh vật xung quanh trở nên rực sỡ, huyền ảo. Những âm thanh bình thường bỗng trở nên huyền diệu du dương lạ thường.

“Về mặt sinh học khi bóng cười vào cơ thể kích thích tăng chất dẫn truyền thần kinh– khi nồng độ chất dẫn truyền thần kinh tăng cao trong máu gây nên cảm giác hưng phấn sảng khoái cao độ và bật lên tiếng cười.

Tuy nhiên, tác hại của bóng cười là vô cùng khôn lường. Những người dùng bóng cười lần đầu có thể lên cơn co giật, trụy tim mạch có thể dẫn đến tử vong. Dùng lâu dài dẫn đến dẫn đến loạn thần, như ảo giác, hoang tưởng, không làm chủ hành vi, sa sút trí tuệ, trầm cảm. Nguyên nhân do khí cười tác động lâu dài làm tổn thương tế bào thần kinh trung ương”, Bác sĩ Uân cảnh báo.

Tác hại khôn lường của bóng cười là vậy nhưng điều đáng nói là số lượng bệnh nhân nhập viện do lạm dụng bóng cười vẫn gia tăng.

Tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, có thời điểm gần như ngày nào cũng có bệnh nhân ngộ độc N2O trong bóng cười vào viện. Hầu hết người bệnh đều có quá trình sử dụng “bóng cười” trong một thời gian dài hoặc sử dụng “bóng cười” kết hợp với các loại ma túy khác. Nghiện bóng cười, tương lai “khóc ròng” vì sức khỏe bị hủy hoại là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Trước tác hại của việc sử dụng khí N2O để kích thích, giải trí, Bộ Y tế đã đồng ý với đề nghị của UBND TP Hà Nội về yêu cầu ngừng sử dụng N2O cho mục đích giải trí.

Việc sử dụng bóng cười bơm bằng khí N2O sẽ được xếp vào danh mục không được phép tại Hà Nội.

Theo Bộ Y tế, khí N2O thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, chỉ được mua bán, sản xuất cho công nghiệp, không được sử dụng cho người.

Thu Hà

Tin liên quan

Tóc, bông gòn cuộn thành khối lớn trong dạ dày và ruột non cô bé 5 tuổi

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa phẫu thuật lấy thành công 2 khối bã thức ăn...

Bé trai 13 tuổi bị thanh sắt hàng rào đâm xuyên ngực khi chơi trốn tìm

Leo lên cây để chơi trốn tìm cùng bạn, cậu bé 13 tuổi không may rơi trúng hàng rào sắt...

Tai họa từ thói quen cứ đau ốm là lên mạng hỏi “bác sỹ” Google

Nhiều bà mẹ có thói quen cứ con đau ốm là lên mạng tìm thông tin rồi tự ý ra...

Nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất tại Yên Bái vẫn chưa được tìm thấy: Người vợ trẻ ôm...

Chị Hoàng Thị Nhiên cầm tay con nhỏ đang nắm 3 nén hương gọi chồng về, nhưng đến nay vẫn...

Tiêm filler làm mũi ở cơ sở thẩm mỹ 'chui', người phụ nữ rơi vào nguy kịch: Nhập viện trong...

Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, vào cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi nhiều, tức ngực, khó thở, tình trạng...

'Làng du lịch tốt nhất thế giới' Tân Hóa ngập trong lũ, người dân đã quen 'sống chung với lũ'...

Ngày 20-9, mưa lớn đầu nguồn đã khiến hơn 500 hộ dân tại Minh Hóa, Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình...

Tang thương Làng Nủ: Số người tử vong trong trận lũ quét tiếp tục tăng, vẫn còn 13 người nghi...

13 người vẫn đang mất tích, có nạn nhân mới chỉ hơn 1 tuổi. Hiện, công tác tìm kiếm nạn...

Tin mới nhất

Tạm biệt các vấn đề về tiêu hóa bằng trà bạc hà và hạt rau mùi

1 giờ trước

Ai cũng ăn bắp cải trắng, loại bắp cải chứa gấp 10 lần chất cực tốt cho miễn dịch này...

3 giờ trước

Sáng ăn rau rất tốt, nhưng cần 'tránh xa' các loại rau thông dụng này vì gây hại cho dạ...

3 giờ trước

10 loại thực phẩm giúp tăng cường lượng magiê tốt nhất

5 giờ trước

Đây là món ăn nhẹ giúp chống viêm và giảm cân

5 giờ trước

Một số loại rau củ tốt nhất giúp giảm mỡ bụng

5 giờ trước

Thực hiện những mẹo này để ngừng tiêu thụ đồ ăn vặt

17 giờ trước

Đây là những lợi ích của việc tiêu thụ chất béo lành mạnh

18 giờ trước

Ăn trước 7 giờ tối có thể giúp bạn giảm cân ra sao?

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình