Phụ Nữ Sức Khỏe

Hành trình đưa 117.600 liều vắc xin về Việt Nam

Mới đây, Việt Nam đã nhập lô vắc xin đầu tiên của Hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Vương quốc Anh) nghiên cứu sản xuất.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra lô vắcxin được bảo quản trong kho của VNVC - Ảnh: H.L

Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang hiện diện ở 13 tỉnh thành của Việt Nam. Vắc xin nhập khẩu, kết hợp cùng với các loại vắc xin sản xuất trong nước, đang mở ra cơ hội "giải khát" vắc xin ngừa COVID-19 trong toàn dân.

Phía sau con số 117.600 liều vắc xin đầu tiên về Việt Nam đó là cả một hành trình đàm phán gian nan...

Vắcxin - hành trình phiêu lưu

Bà Vũ Thu Hà - giám đốc cung ứng Hệ thống VNVC - cho biết ngay khi có thông tin về các loại vắcxin COVID-19 được nghiên cứu, đơn vị đã chủ động liên hệ với nhiều hãng sản xuất trên thế giới để có thể tiếp cận. Và sau bao nỗ lực, từ khoảng quý 2-2020, đơn vị đã có liên lạc với AstraZeneca, lúc ấy vắcxin mới bước vào giai đoạn 2 của cuộc thử nghiệm.

Trong nội dung đàm phán VNVC nói rằng có nhiều điều khoản về bảo mật, quyền và nghĩa vụ vô cùng khó khăn. "Trong đó có điều khoản VNVC phải chấp nhận toàn bộ rủi ro nếu nghiên cứu không thành công ở giai đoạn tiếp theo.

Hãng sản xuất sẽ không hoàn lại số tiền đã đầu tư, đồng thời nếu hãng yêu cầu thêm ngân sách cho nghiên cứu tiếp theo, VNVC phải tiếp tục đầu tư theo thỏa thuận. Ngoài ra, VNVC phải chứng minh năng lực tài chính, bảo quản, vận chuyển, triển khai tiêm chủng, quản lý thông tin, báo cáo thông tin... ".

Tháng 11-2020, hợp đồng giữa VNVC và AstraZeneca chính thức được ký, qua đó VNVC đã đặt mua thành công 30 triệu liều vắcxin nhưng số này giao thành nhiều đợt. Một điều được coi là khá "phiêu lưu" là thời điểm ấy vắcxin mới đang nghiên cứu cuối giai đoạn 2.

"Vắcxin lúc ấy chưa có giá, chưa có kế hoạch sản xuất cụ thể, chưa được cấp phép thương mại mặc dù chúng tôi đã tiến hành đặt cọc, thanh toán một số tiền rất lớn" - bà Hà chia sẻ.

Thế rồi niềm vui chưa kéo dài được bao lâu, khi chuẩn bị có chuyến vắcxin về nước đầu tiên, châu Âu tuyên bố cơ chế giám sát xuất khẩu vắcxin. Điều này đặt đơn vị nhập khẩu và những người trong cuộc như "ngồi trên đống lửa".

Nhưng từ sự nỗ lực, từ thiện chí của đơn vị sản xuất cũng như sự quyết liệt của Bộ Y tế trong chỉ đạo cấp phép, hướng dẫn nhập khẩu, Việt Nam chính thức có được lô vắcxin đầu tiên vào ngày 25-2.

Tiến một bước để vượt qua đại dịch

Cũng theo bà Vũ Thu Hà, trước khi có mặt tại Việt Nam, lô vắcxin này đã được kiểm tra dữ liệu trong quá trình sản xuất và vận chuyển. Những liều vắcxin đầu tiên phải trải qua quy trình kiểm định chất lượng cuối cùng trước khi được bàn giao để Việt Nam tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên.

"Lô vắcxin đầu tiên về Việt Nam càng ý nghĩa hơn ở thời điểm bùng phát dịch với nhiều diễn biến phức tạp tại Hải Dương, Quảng Ninh... Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên trong khu vực tiếp cận với loại vắcxin ngừa COVID-19 uy tín hàng đầu thế giới" - bà Hà chia sẻ.

Còn với GS.TS Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Bộ Y tế, ông khẳng định những liều vắcxin đầu tiên đã có mặt kịp thời trong lúc cả nước đang ứng phó với đợt bùng phát mới.

"Chúng tôi sẽ ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng tuyến đầu, các đối tượng theo quy định của Chính phủ và hướng đến cung cấp đầy đủ vắcxin cho người dân trong năm 2021. Vắcxin này sẽ giúp chúng ta tiến một bước gần hơn tới việc vượt qua đại dịch COVID-19 và đưa cuộc sống trở lại bình thường" - ông Long nói.

Hơn 145 quốc gia được cấp phép sử dụng khẩn cấp

Vắcxin của AstraZeneca được cấp phép lưu hành có điều kiện hoặc phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại hơn 50 quốc gia. Theo nhà sản xuất, vắcxin có 5 điểm nổi bật là hiệu quả miễn dịch cao; đảm bảo tính an toàn; công nghệ mới, ổn định; bảo quản dễ dàng và giá vắcxin ưu đãi.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắcxin này nhằm đẩy nhanh quá trình tiếp cận vắcxin cho hơn 145 quốc gia thông qua COVAX Facility, hoạt động thu mua và cung ứng vắcxin trong cơ chế tiếp cận toàn cầu với vắcxin ngừa COVID-19.

Theo Hoàng Lộc/Tuổi Trẻ

Tin liên quan

Hơn 200 nghìn liều vắc xin ngừa COVID-19 về tới Tân Sơn Nhất sáng nay

Tháng 1, Bộ Y tế chính thức cấp phép cho Công ty Cổ phần Vắc-xin Việt Nam (VNVC) là đơn...

11 nhóm đối tượng được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam gồm những ai?

Theo hướng dẫn vừa được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành, có 11 nhóm...

Thủ tướng: Nỗ lực để trong tháng 2 phải có vắc xin phòng COVID-19

Nhấn mạnh việc nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 là một nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ...

Việt Nam hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 1 vắc xin Nano Covax ngừa COVID-19

Tất cả 60 tình nguyện viên đã được tiêm vắc xin Nano Covax ngừa COVID-19 cả 3 nhóm liều 25mcg,...

Quý 1 năm nay, Việt Nam sẽ có vắc xin Covid-19 tiêm cho người dân

Bộ Y tế đã phê duyệt vắc xin phòng Covid-19 của Astra Zeneca cho trường hợp khẩn cấp phòng, chống...

Người đầu tiên trên thế giới tử vong sau khi tiêm vắc xin Covid-19

Người đàn ông sống trong viện dưỡng lão ở Thụy Sỹ đã tử vong sau khi được tiêm vắc xin...

Y tá Mỹ dương tính với corona sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19

Sau trường hợp một nam y tá có kết quả xét nghiệm dương tính dù đã tiêm vắc xin ngừa...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

16 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

16 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 11 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 11 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình