Phụ Nữ Sức Khỏe

Hành trình can đảm của cô bé tự nguyện thử thuốc chữa ung thư

Mới 12 tuổi, Lola Munoz đã đưa ra quyết định gan góc. Em lựa chọn thử nghiệm các loại thuốc hóa trị mới, với mong muốn tìm ra cách chữa cho căn bệnh ung thư não hiếm gặp.

Lola được chẩn đoán mắc mắc u thân não DIPG - một dạng ung thư não ác tính hiếm gặp ở trẻ em. Em biết cơ hội việc thử nghiệm có thể chữa khỏi cho mình rất mong manh. Em biết quá trình điều trị sẽ khiến em đau đơn. Nhưng Lola vẫn quyết định thực hiện.

Một tháng trước khi tiến hành thử nghiệm, cô bé 12 tuổi nói: “Em không làm điều này vì bản thân. Em làm vì những đứa trẻ khác đang phải chống chọi với căn bệnh”.

Căn bệnh chết người

Lola nằm trong số 300 trẻ mắc DIPG trên thế giới hàng năm. Phần lớn bệnh nhân chỉ có thể sống được một năm sau khi phát hiện. Khối u phát triển ở phần thân não, chặn đứng đường nối các dây thần kinh ở não với cơ thể và ảnh hưởng tới nhiều chức năng thiết yếu, như thở hay nhịp đập của tim.

Khối u đan xen với hệ thống dây thần kinh, khiến việc phẫu thuật cắt bỏ là không thể. Suốt nhiều thập kỷ qua, việc điều trị DIPG không có gì tiến triển nhiều do vị trí hiểm nghèo của khối u. Các nhà nghiên cứu cũng chần chừ trước việc lấy sinh thiết, do nếu không có hình ảnh khối u lúc mới hình thành, họ gần như không thu được gì. Nhiều thử nghiệm y khoa đã thất bại.

Keith Desserich, nhà sáng lập kiêm chủ tịch The Cure Starts Now - tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ và thúc đẩy nghiên cứu ung thư ở trẻ em, cho biết: “Điều này giống như chữa ung thư bằng một bảng ném phi tiêu vậy”.

Khi khối u lớn dần, Lola mất khả năng điều khiển hai chân và phải ngồi trên xe lăn.

Nguyên nhân DIPG hình thành vẫn chưa được tìm ra. Đây có vẻ không phải là vấn đề di truyền hay môi trường sống. Xạ trị là biện pháp điều trị phổ biến nhất, và phần lớn khối u của bệnh nhân sẽ thu nhỏ lại. Tuy nhiên, điều này chỉ giống như quay ngược kim đồng hồ. Kể cả sau khi xạ trị, khối u sẽ trở lại, thường là trong vòng nửa năm.

Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm độ hiệu quả của các phương pháp điều trị khác, như hóa trị, nhưng kết quả khá u ám. Trong 40 năm từ khi việc tìm hiểu DIPG bắt đầu, các nhà khoa học đã tiến hành hơn 250 thử nghiệm y khoa tìm liệu pháp mới, nhưng không có liệu pháp nào cải thiện tỉ lệ sống sót.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với các tiến bộ về tri thức sinh học cùng sự hỗ trợ mạnh mẽ của các gia đình có con mắc bệnh đã giúp việc nghiên cứu có tiến triển.

Lựa chọn khó khăn

Với Lola, triệu chứng đầu tiên cô bé gặp phải là giảm thị lực một bên mắt. Sau đó, mặt em bắt đầu chảy xệ. Em được cho là có thể mắc bệnh Lyme, liệt dây thần kinh mặt, liệt thần kinh... Cuối cùng, gia đình Munoz nhận được tin đó là ung thư não DIPG.

Lola đã trải qua xạ trị, và gia đình lúc đó cần đưa ra quyết định: Cô bé có nên tham gia thử nghiệm y khoa?

Cha của Lola, ông Agustin Munoz, cho biết: “Chúng tôi cảm thấy Lola đã đủ lớn, đó là thân thể của con. Chúng tôi sẽ không lựa chọn thay cho con”. Cả gia đình đã bàn bạc về những nguy cơ trong 3 thử nghiệm Lola đủ điều kiện tham gia, cuối cùng cô bé quyết định tới bệnh viện Nghiên cứu Nhi khoa St. Jude ở Memphis, Tennessee.

Trong thử nghiệm, các bác sĩ ở St. Jude đang tìm kiếm các loại thuốc có thể ngăn chặn tiến triển của khối u. Được trang bị những thông tin tối tân về sinh học và di truyền, các nhà nghiên cứu đã chọn ra hai loại thuốc hóa trị mục tiêu: Crizotinib và Dasatinib.

Lola chờ kết quả xét nghiệm ở bệnh viện St. Jude.

Dasatinib vốn được dùng để điều trị bệnh bạch cầu, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy loại thuốc này có thể có hiệu quả trong điều trị DIPG. Crizotinib là thuốc chữa ung thư phổi. Cả hai đều được FDA xác nhận là an toàn cho người lớn và có vẻ an toàn cho trẻ em, nhưng chưa được thử nghiệm cùng nhau. Các nhà nghiên cứu muốn biết trẻ em có thể chịu được mức thuốc kết hợp bao nhiêu trước khi những tác dụng phụ - như nôn, đau đầu, buồn nôn và kiệt sức - trở nên quá sức chịu đựng.

Dù Lola quyết tâm giúp đỡ họ, việc thử nghiệm thuốc không hề dễ dàng. Các loại dược hóa học này khiến cô bé ốm yếu, nhưng Lola vẫn uống chúng dù biết những triệu chứng như buồn nôn dữ dội sẽ tới.

Một tháng sau khi thử nghiệm bắt đầu, mẹ của Lola nói: “Tôi thực sự đau lòng và sẵn sàng bảo con dừng lại. Con bé lúc nào cũng buồn nôn”. Lola kiên trì suốt 5 tháng, nhưng cuối cùng đã đến giới hạn.

Từ nửa đầu của cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã biết được rằng kết hợp hai loại thuốc này quá độc hại cho trẻ em nếu dùng theo liều lượng ban đầu. Khi Lola tham gia, lượng thuốc đã được giảm xuống, nhưng kết quả của nửa sau chưa được công bố.

Tìm câu trả lời

Sau khi kết thúc thử nghiệm, Lola có một khoảng thời gian khỏe mạnh hơn trước khi suy giảm - và cô bé không bỏ lỡ một phút giây nào. Cô tham dự cuộc thi đi bộ ở trường, cắm trại ở thác Niagara, thậm chí còn quyên tiền cho DIPG.

Gia đình và bạn bè ném hoa hồng - loài hoa cô bé yêu thích nhất - lên quan tài của Lola trước khi lễ tang kết thúc.

Lola qua đời vào ngày 2/4, 19 tháng sau khi chẩn đoán mắc bệnh ung thư - lâu hơn nhiều người nghĩ. Cô bé không muốn sự thương hại, mà muốn có giải pháp, để những đứa trẻ khác không phải đi theo con đường tăm tối như em.

Với mỗi thử nghiệm, các bác sĩ lại biết được thêm nhiều điều. Ngày càng có nhiều trẻ em và gia đình chịu ảnh hưởng của DIPG, họ cũng đang nỗ lực tìm hiểu và tìm ra phương thức điều trị cho căn bệnh chết người này.

Theo Hải Đăng/Zing

Tin liên quan

Thử nghiệm thành công "vắc xin" trị ung thư di căn

Với cơ chế kích thích miễn dịch tương tự tiêm vắc-xin, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ được...

Thói quen gây ung thư bạn phải từ bỏ ngay

Bạn phải từ bỏ ngay những thói quen xấu dưới đây nếu không muốn bị ung thư.

Dấu hiệu như cảm cúm nhưng là bệnh ung thư nguy hiểm

Những người mắc bệnh ung thư vòm mũi họng triệu chứng ban đầu thường gặp là đau đầu, nghẹt mũi...

Bệnh viện K: Không ai khuyến cáo uống nano vàng chữa ung thư, coi chừng mất mạng

Thời gian gần đây rộ lên phong trào dùng nano vàng để điều trị ung thư. PGS.TS Lê Văn Quảng,...

Nữ giáo viên bị ung thư giai đoạn cuối vì có thói quen không ít người mắc phải mỗi đêm

Hiện nay, những người trẻ tuổi bị ung thư càng ngày càng nhiều, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung...

Chàng trai 19 tuổi chết vì ung thư dạ dày, do 2 thói quen xấu nhiều người mắc phải

Vào đêm khuya cậu bé Tiểu Đào phải vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng tuy nhiên, câu chuyện...

Dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng mà nhiều người chủ quan bỏ qua

Dấu hiệu của bệnh ung thư đại trực tràng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh về...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

15 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 15 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình