Viêm túi mật chỉ vì 2 cốc trà sữa trân châu
Tiểu Cao năm nay 13 tuổi, là học sinh trung học ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, cậu rất thích uống trà sữa trân châu. Vào một ngày cuối tháng 6, sau khi đến lớp, Tiểu Cao bị đau bụng, nôn mửa. Nhà trường phải đưa cậu đến Bệnh viện Trung Sơn thuộc Đại học Đại Liên kiểm tra.
Bác sĩ Trần Hồng Cương, tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Trung Sơn sau khi kiểm tra ảnh chụp CT phần bụng của cậu bé Tiểu Cao, bác sĩ rất ngạc nhiên thấy phần bụng của cậu bé có rất nhiều đốm trắng tròn, có khoảng 30 đến 40 hạt rất lớn.
Bác sĩ Trần Hồng Cương nói: "Phần bụng của cậu bé lớn bất thường, dạ dày bị giãn ra. Hơn nữa thành dạ dày tương đối dày, vì vậy, lúc này chúng tôi chẩn đoán cậu bé bị viêm túi mật cấp tính. Sau đó chúng tôi hỏi về lịch sử của bệnh, cậu bé nói hôm đó có ăn rất nhiều đồ ăn vặt, trong đó có uống 2 cốc trà sữa trân châu”. May thay, đứa trẻ được đưa đến viện tương đối kịp thời, các triệu chứng của bệnh đã được trị liệu rất nhanh.
Tại sao Tiểu Cao uống trà sữa lại bị viêm túi mật?
Bác sĩ Trần Hồng Cương giải thích, trước đây họ cũng tiếp nhận rất nhiều những trường hợp vì ăn thực phẩm không dễ tiêu hóa, dẫn đến viêm túi mật, ví dụ như: bánh trôi, bánh tét,… nhưng những thực phẩm này bình thường không nhìn rõ trên hình ảnh chụp CT. Lần này hạt trân châu trong món trà sữa trân châu hiện lên rất rõ ràng, điều này chứng tỏ các hạt trân châu vô cùng khó tiêu hóa.
Theo giải thích, các hạt trân châu trong trà sữa chủ yếu được làm từ tinh bột lọc, đường cô đặc và các hương liệu thực phẩm. Đường cô đặc là một chất phụ gia thực phẩm, chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân, chì,… Đặc biệt, một số cửa hàng vì muốn hạt trân châu khi nhai dai hơn, nên đã cho thêm một số chất keo tạo độ dai trong quá trình sản xuất. Những điều này gây hại rất lớn đối với sức khỏe của con người.
Ngoài những thành phần độc hại, hạt trân châu nếu không dùng đúng cách có thể gây hóc, rất nguy hiểm. Người lớn, trẻ con khi uống trà sữa đều thích dùng ống hút để hút những hạt trân châu đen tròn trơn bóng. Nhưng với đường kính khá lớn, yết hầu, cổ họng, khí quản của trẻ có thể không đủ độ rộng để những hạt này “trôi” đi thì rất nguy hiểm. Nếu trẻ con bị hóc, không xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Do đó, bác sĩ cũng khuyến cáo những người có chức năng đường tiêu hóa kém, đặc biệt là trẻ nhỏ tốt nhất là không ăn trân châu.
Những tác hại khó lường khi uống trà sữa trân châu
Các chuyên gia y tế nhận định, trà sữa trân châu gồm 3 thành phần chính: trà, sữa, trân châu,… có thể cho thêm thạch, siro, đường,… Một ly trà sữa có thể cung cấp tới 335 Kcal. Uống trà sữa trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì, tác nhân gây nên các bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường,...
Ngoài ra, trong trà sữa các loại nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Nhiều của hàng không dùng bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu – là các chất tổng hợp hóa học. Nếu sử dụng thường xuyên trong thời gian dài còn gây tổn thương chức năng gan thận.
Đối với nam giới, nếu sử dụng trà sữa nhiều sẽ làm giảm lượng hormone, khống chế sức sống của tinh trùng, bởi trong trà sữa có dầu thực vật hydro hóa – một loại axit béo dạng trans. Điều này gây vô sinh ở nam giới.