Phụ Nữ Sức Khỏe

Hà Nội và TP. HCM ô nhiễm không khí đầu bảng thế giới

Hà Nội là thành phố đứng đầu trong bảng xếp hạng các tỉnh, thành phố ô nhiễm không khí sáng nay (24/10), nhiều nơi có chỉ số AQI trên 300 – mức cực kỳ nguy hại.

Sáng nay, trong bảng xếp hạng các thành phố lớn ô nhiễm nhất thế giới của IQAir, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 chỉ sau Lahore của Pakixtan.

Ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở nhiều nơi xuất hiện. Trong bảng xếp hạng chất lượng không khí tại Việt Nam theo thời gian thực của ứng dụng IQAir, Hà Nội là thành phố có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất nước với chỉ số AQI trung bình là 202. Tiếp đó là Bắc Ninh 171, Thanh Hoá 165, TP. Hồ Chí Minh 161, An Giang 154, Thái Nguyên 153, Lạng Sơn 118…

Cũng tại ứng dụng này cảnh báo, Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 21.9 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Nồng độ PM2.5 tại TP. Hồ Chí Minh hiện cao gấp 16.4 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO. Ứng dụng này khuyến nghị đeo khẩu trang khi ra ngoài, đóng kín cửa sổ, tránh tập thể dục ngoài trời, sử dụng máy lọc không khí...

Sáng nay 24/10, Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất nước.

Trên ứng dụng theo dõi chất lượng không khí PamAir, nhiều điểm ở Thủ đô Hà Nội ô nhiễm không khí cảnh báo màu tím, có nơi chỉ số AQI trên 300 – là mức cực kỳ cao, nguy cơ gây hại cho sức khoẻ nếu tiếp xúc trực tiếp. Cụ thể, vào lúc 8h15 phút, tại điểm đo tại Trường mầm non thực hành Hoa Sen có chỉ số AQI là 312, Trường mầm non Việt – Bun 233, Bát Khối (Long Biên) 264, Phúc Lợi (Long Biên) 234, Đội Cấn 195, Quan Hoa 159, Chùa Láng 182, Thanh Xuân 185, Time City 186, Phạm Tuấn Tài (Cầu Giấy) 197….

TS Hoàng Dương Tùng, Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam cho biết, để chủ động phòng tránh không khí chất lượng xấu, người dân cần theo dõi kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội. Đồng thời, có thể tham khảo thêm kết quả quan trắc bằng trạm cảm biến của một số tổ chức để chủ động nắm bắt được các thông tin về chất lượng không khí. Nếu nhận thấy chỉ số AQI (Chỉ số chất lượng không khí) ở mức độ cao thì cần hạn chế ra đường, nhất là với người già, trẻ em. Nếu buộc phải ra đường cần phải đeo khẩu trang hoặc áp dụng các biện pháp khác để hạn chế phơi nhiễm bụi mịn PM2.5 trong không khí.

Để nâng cao chất lượng không khí hơn, phải giảm được các nguồn gây ô nhiễm, đặc biệt là giảm nồng độ bụi PM2.5. Như ở khu vực Hà Nội cần giảm được nguồn gây ô nhiễm từ giao thông (hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường phương tiện giao thông công cộng, kiểm soát chất lượng phương tiện, dùng nhiên liệu sạch, trồng cây xanh…), hạn chế bụi từ công trình xây dựng nhà cao tầng, công trình công cộng…, giảm ô nhiễm từ cơ sở sản xuất phát thải ô nhiễm ra môi trường, giảm đốt than tổ ong, vận động bà con không đốt rơm rạ…

Về tác hại của bụi mịn PM2.5  (là các hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet, bằng khoảng 1/30 sợi tóc con người), khi hít phải sẽ len lỏi sâu vào trong phổi, phế quản, máu… gây ra nguy cơ các bệnh về phổi, máu, mạch… Nguy cơ gây bệnh, thậm chí tử vong từ bụi PM2.5 rất cao. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bụi PM2.5 là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong ô nhiễm môi trường.

Trong Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2020 có riêng Điều 13 quy định về Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025. Theo đó, mỗi tỉnh thành phố cần có kế hoạch quản lý chất lượng không khí theo cấp tỉnh. 

Theo Tô Hội/Sức khỏe Đời sống

Tin liên quan

Lần đầu lên thành phố chơi, người phụ nữ H'Mông bị đem bán, lưu lạc hơn 1 năm nơi xa...

Đang trong lúc bức bí với cuộc hôn nhân cầm tù, nghe người phụ nữ nhà bên rủ lên thành...

Nước có màu lạ, bốc mùi, gây ngập đường ở TP.HCM

Chiều 23/10, sau cơn mưa lớn, đoạn đường Phan Anh, Tô Hiệu ở quận Tân Phú, TP.HCM, bị ngập sâu....

Cha hành hạ con ruột ở Đà Lạt: Hành vi nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội

Chuyên gia cho rằng hành vi của người cha là nguy hiểm cho xã hội và việc hành hạ trẻ...

Công an vào cuộc vụ đánh ghen khiến cô gái bị cắn đứt một phần tai

Công an huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đang vào cuộc, xác minh làm rõ vụ việc người phụ nữ đạp...

Người phụ nữ ‘tung cước’ đạp vỡ kính ô tô, cắn đứt tai cô gái vì… ghen

Ngày 23/10, thông tin UBND thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa xác nhận trên địa bàn...

Người phụ nữ 2 lần ôm con trai 7 tuổi ý định nhảy sông tự tử, khóc nghẹn suốt 20...

Khi lưu thông trên tuyến quốc lộ 1 hướng từ TP.HCM về Long An, đến giữa Cầu Bến Lức thuộc...

Vụ cháy quán karaoke 32 người chết: Một công ty bảo hiểm trả 2,4 tỉ đồng cho 1 nạn nhân

Thời điểm cháy quán karaoke An Phú, khách hàng của công ty bảo hiểm mới đóng số tiền 120 triệu...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

11 giờ trước

Từng tăng gần 30kg trong thời gian mang thai, Phan Như Thảo và hành trình 8 năm kiên trì lấy...

11 giờ trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

11 giờ trước

Vừa lấn sân sang ca hát, Bạch Lộc nhanh chóng giữ vị trí số 1 trong lòng khán giả

11 giờ trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

11 giờ trước

Bạn gái cũ 11 năm của Lương Thế Thành: Từng 2 lần định tổ chức lễ cưới nhưng không thành,...

16 giờ trước

Nghề nghiệp đặc biệt của Lý Hiện trong Sắc Xuân Gửi Người Tình gây tranh cãi ở Trung Quốc, yêu...

16 giờ trước

Cô bé Việt từng gây bão The Voice Kids Đức 2022, giờ đã thành thiếu nữ, song ca cùng thầy...

16 giờ trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình