Phụ Nữ Sức Khỏe

Hà Nội: Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần cùng kỳ, 7 ổ dịch mới trong một tuần

Chuyên gia dự báo, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn có xu hướng gia tăng, đã xác định một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài.

Hà Nội thêm 7 ổ dịch sốt xuất huyết trong một tuần

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong tuần 26, Thủ đô đã ghi nhận 170 ca mắc sốt xuất huyết tại 23 quận, huyện và không có ca tử vong.

Ca sốt xuất huyết ghi nhận gia tăng so với tuần trước đó (132/0). Trong đó, một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân: Thạch Thất (48), Hoàng Mai (21), Bắc Từ Liêm (11), Phú Xuyên (11).

Diễn biến dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội (Ảnh chụp từ báo cáo).

Cộng dồn trong năm 2023, Hà Nội có 823 ca mắc sốt xuất huyết. Đến nay, thành phố chưa ghi nhận ca tử vong. Số ca mắc tăng gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022 (238 ca mắc, 0 ca tử vong). Bệnh nhân phân bố tại 29/30 quận, huyện; 246/579 xã, phường, thị trấn.

Trong tuần qua, thành phố đã ghi nhận 7 ổ dịch mới tại: Hoàng Mai (2), Nam Từ Liêm (2), Phú Xuyên (1), Quốc Oai (1), Thạch Thất (1).

Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có tổng cộng 48 ổ dịch, hiện còn 13 ổ dịch đang hoạt động, trong đó một số ổ dịch ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Phùng Xá - Thạch Thất (126), Hữu Bằng - Thạch Thất (21), Nguyên Hanh - Văn Tự - Thường Tín (15), Xuân La - Phượng Dực - Phú Xuyên (7).

CDC Hà Nội dự báo, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn có xu hướng gia tăng, đã xác định một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài.

Kết quả kiểm tra giám sát tại các ổ dịch cho thấy các chỉ số côn trùng cao vượt mức nguy cơ... Dự báo thời gian tới số ca mắc có thể tiếp tục gia tăng và xuất hiện thêm các ổ dịch, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch cũ, các xã, phường có diễn biến dịch các năm phức tạp.

Để kiểm soát dịch, thành phố sẽ tăng cường các các hoạt động phòng chống dịch tại các ổ dịch, các khu vực có bệnh nhân.

Tập trung vào các hoạt động vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, rác thải, loại trừ các dụng cụ chứa nước có bọ gậy, thả cá vào các bể chứa nước. Tuyên truyền để người dân thực hiện diệt bọ gậy hàng tuần trong nhà và khu vực xung quanh nhà.

Hà Nội dự báo thành điểm nóng sốt xuất huyết

TS Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, cho biết năm nay diễn biến dịch trong giai đoạn tháng 1, 2, 3 lại cao hơn năm 2022 nhưng đến tháng 6-7 lại giảm so với tổng thể năm ngoái.

Dịch sốt xuất huyết hiện cũng đang có dấu hiệu "đảo chiều" so với năm 2022. Miền Nam có số lượng ca mắc giảm hơn một nửa so với năm ngoái. Trong khi đó ở miền Bắc có dấu hiệu gia tăng.

Phun thuốc diệt muỗi tại Hà Nội (Ảnh: CDC Hà Nội).

"Tại miền Bắc, mọi năm, Hà Nội sẽ là điểm nóng sốt xuất huyết", TS Dũng cho hay.

Chuyên gia này phân tích, muỗi Aedes, vector truyền bệnh, là muỗi "sang chảnh", muỗi "thành phố". Chúng không đẻ trứng ở ao tù nước đọng mà chỉ đẻ ở vùng nước sạch. Do đó, những vật dụng của người dân vô tình chứa nước sạch như: nước mưa, nước điều hòa, tủ lạnh… sẽ là ổ đẻ của muỗi.

Do đó, mật độ đô thị càng đông đúc, muỗi càng phát triển. Càng nội đô thì khả năng bị sốt xuất huyết càng cao do mật độ muỗi rất cao.

Ví dụ như vụ dịch năm trước, các ca bệnh ở Hà Nội tập trung chủ yếu ở các quận nội thành. Các huyện, xã ngoại thành bao giờ số ca sốt xuất huyết ghi nhận cũng thấp hơn.

Để phòng chống sốt xuất huyết, theo TS Dũng, ý thức của người dân đóng vai trò quyết định.

"Để phòng chống triệt để sốt xuất huyết, điều quan trọng nhất là người dân cần loại trừ nơi sinh sống của bọ gậy: Vệ sinh môi trường trong và xung quanh nhà, lật úp các dụng cụ không cần thiết để tránh nước đọng vô tình thành ổ đẻ cho muỗi. Khi giảm mật độ muỗi, dịch sốt xuất huyết sẽ hạ nhiệt", TS Dũng cho hay.

Việc vệ sinh, sắp xếp đồ đạc "nguy cơ" không lực lượng nào có thể làm thay người dân. Do đó, nếu người dân không chung tay phòng chống thì chúng ta không bao giờ thành công, không bao giờ đẩy lui được dịch ở các tỉnh thành.

Theo Minh Nhật/Dân Trí

Tin liên quan

Những 'đại kỵ' khi ăn ốc, biết mà tránh để không ngộ độc khi ăn!

Ốc là món ăn ngon, giàu dinh dưỡng, rất hợp trong mùa lạnh. Tuy nhiên món ăn này lại có...

Đau đầu, căng cứng cổ, cẩn thận với căn bệnh "có cơ hội sống mong manh"

Chuyên gia cho biết, đau đầu, căng cứng cổ, gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy...

Bác sĩ cảnh báo 5 thứ trong gia đình chứa chất gây ung thư

Bác sĩ cảnh báo độc tố aflatoxin có thể tồn tại trong nhiều thực phẩm, đồ dùng quen thuộc.

Cảnh báo số người mắc sốt xuất huyết tăng cao ở TP HCM

Trong 2 tuần qua, tại Khoa Nhiễm C Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, số lượng bệnh nhân sốt...

Đắk Lắk ghi nhận một bệnh nhi tử vong vì sốt xuất huyết

Ngày 10/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, địa phương vừa ghi nhận một...

Phụ nữ sau 40 tuổi cần áp dụng các cách tự nhiên tại nhà giúp ngăn đau lưng không nên...

"Sau tuổi 40, nguy cơ xảy ra đau lưng dưới và tái phát sẽ cao hơn khi còn trẻ. Nguy...

Cảnh báo 2 thứ trong nhà chứa chất gây ung thư cực nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn tiếp tục...

Aflatoxin rất thích ẩn náu tại những vật dụng, thực phẩm mà bạn vô tình sử dụng hằng ngày, nó...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

7 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

8 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

8 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

8 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

9 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 12 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 12 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

2 ngày 2 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

2 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình