Phụ Nữ Sức Khỏe

Gừng tươi - giải pháp cho chứng biếng ăn

Trong những trường hợp uể oải kém ăn, tìm kiếm các loại thuốc kích thích tỳ vị để giúp ngon miệng là nhu cầu chính đáng. ít ai biết rằng, có một loại nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền lại mang lại đáp ứng được nhu cầu này: đó chính là củ gừng tươi.

Trong những trường hợp uể oải kém ăn, tìm kiếm các loại thuốc kích thích tỳ vị để giúp ngon miệng là nhu cầu chính đáng. ít ai biết rằng, có một loại nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền lại mang lại đáp ứng được nhu cầu này: đó chính là củ gừng tươi.
Gừng, Đông y gọi là khương - tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe thuộc họ Zingieraceae. Bộ phận thường dùng là thân rễ (củ). Trong củ gừng có từ 1 - 3% tinh dầu chứa các thành phần chủ yếu là alpha-camphen, B-phelandren, carbur zinggiberen, alcol sesquiterpen… và các chất có vị cay như: zingeron, zingerol và sliogaol.

Theo lương y Trần Linh - hiện định cư ở Nam California Hoa Kỳ: mùa hè xứ lạnh môi trường thường hanh nóng, khô hạn, những ông Tây, bà đầm thường sử dụng những món ăn (và uống) lạnh quá nhiều nên dễ dẫn đến tỳ vị hư hàn rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng thường gặp nhất là đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy…, nặng hơn còn là các triệu chứng tức ngực, buồn nôn, mệt mỏi rã rời thân thể… Trong những trường hợp trên, sử dụng gừng là giải pháp hữu hiệu nhất để giải độc tán hàn.

Đông y cho rằng: công dụng tốt nhất của gừng tươi là khu phong, tán hàn (giảm lạnh làm ấm hệ tiêu hóa). Tinh dầu chứa trong gừng tươi đẩy nhanh tốc độ tuần hoàn máu, tạo kích thích hưng phấn cho các trung tâm vận động của mạch máu giúp cơ thể sảng khoái, khu phong tán hàn và có tác dụng sát khuẩn giải nhiệt.

Ngoài ra, khi cơ thể bị thử nhiệt thâm nhập gây vã mồ hôi, làm cho dịch tiêu hóa bài tiết giảm sút, cộng với cảm giác chán ăn và tiêu hóa hấp thu kém các chất dinh dưỡng nên ngoài việc sử dụng nhiều các dạng thực ăn thanh nhiệt, lợi thấp (làm mát lợi tiểu) như: dưa hấu, mướp đắng, cà chua, đậu xanh… Nên dùng thêm các chất điều vị như: tỏi, gừng, dấm… để kích thích tỳ vị gây thèm ăn. Trong đó, gừng tuơi với vị cay sẽ giúp kích thích thần kinh vị giác đầu lưỡi và cơ quan cảm thụ của niêm mạc dạ dày, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa, khai vị kiện tỳ, thúc đẩy tiêu hóa, tăng đáng kể nhu cầu thèm ăn.

Trong trường hợp bị hư hàn tỳ vị do dùng quá nhiều thức ăn, thức uống lạnh, thịt dê hấp gừng tuơi cũng là bài thuốc rất đắc dụng do hai thứ kết hợp có tác dụng khu hàn (làm ấm), khu tà (nguyên nhân gây bệnh từ bên ngoài), tán hàn (đau bụng do nhiễm lạnh). Với các trường hợp rối loạn tiêu hóa thì dùng gừng tươi cắt lát với vài quả đại táo sắc lấy nước cốt uống sẽ cho hiệu quả rõ rệt, cũng có thể dùng gừng tươi khoảng 15g cắt lát, thêm khoảng 40ml mật ong để trị chứng nóng cảm ho đàm loãng thường gặp trong mùa hanh nóng…

Gừng tươi và mật ong để trị chứng nóng, cảm ho đàm loãng

Trước bữa ăn, nếu ăn một vài lát gừng, sẽ có tác dụng kích thích nước bọt, tăng tiết dịch và nhu động dạ dày, nhờ đó tăng cảm giác ngon miệng. Điều này cũng là lý giải cho câu nói “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”.

Thịt dê hấp gừng tuơi có tác dụng khu tà, tán hàn

Các học giả Nhật Bản, qua nghiên cứu phát hiện thấy trong vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 - Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil và 4 chất khác phân tích ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh. Do đó, có thể thấy thường xuyên ăn hàng ngày chút gừng tươi sống và những thức ăn có gừng, có thể đề phòng được sự hình thành sỏi mật, ăn nhiều gừng có thể hạn chế sỏi mật tăng nhiều, lớn nhanh.

Nói chung dùng chất gừng - điều vị có tính ấm để giải độc mùa nóng chính là nét độc đáo của y học cổ truyền theo cách dĩ độc trị độc hiệu quả muôn phần.

Theo Lương y Đình Phương/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

Món ăn bài thuốc phòng bệnh gút

Bệnh gút có nhiều nguyên nhân, thường gặp nhiều ở nam giới ở tuổi 40 trở lên nhất là những...

Món ăn - bài thuốc từ lạc

Lạc là món ăn có ở mọi nơi, có thể ăn ở mọi lúc, trong ngày thường hay trên bàn...

Món ăn, bài thuốc từ cải cúc

Theo Y học cổ truyền, rau cải cúc có vị ngọt, hơi đắng, the, thơm, tính hơi mát, lành không...

Món ăn - bài thuốc chữa sa dạ con

Sa dạ con là trong âm đạo có khối thoát ra hoặc sa xuống ở miệng âm đạo hoặc phía...

Món ăn - bài thuốc từ bì heo

Là một trong những thứ các bà nội trợ lo chuẩn bị cho tết (bóng, măng khô, mộc nhĩ, nấm...

Món ăn, bài thuốc từ thịt ếch

Không chỉ là loại thực phẩm dân dã, ngon miệng, có giá trị dinh dưỡng cao, ếch còn là vị...

Nếu chỉ dùng bưởi để ăn tráng miệng thì thiếu sót quá, có hàng tá món ăn ngon lành làm...

Ít nhất, chỉ cần giữ lại vỏ bưởi sau khi gọt vỏ là bạn đã có được vài món ăn...

Tin mới nhất

Bạn trai đăng ảnh tình tứ bên Thiều Bảo Trâm

3 giờ trước

7 thói quen của người Hàn Quốc giúp giảm cân nhanh chóng

5 giờ trước

Cuộc sống nhiều thay đổi của đại diện Việt Nam đầu tiên chinh chiến Miss Universe: Từng là chân dài...

12 giờ trước

'Vạch trần' nhan sắc 'giả dối' của Triệu Lộ Tư, bị chỉ trích vì cố ý chính sửa hình ảnh...

13 giờ trước

Tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

14 giờ trước

'Rèm ngọc châu sa' chưa phát sóng chính thức, đài từ của Triệu Lộ Tư đã gây tranh cãi

1 ngày 2 giờ trước

Loạt sao Cbiz sự nghiệp 'điêu đứng' vì làm từ thiện: Lý Liên Kiệt bị tố biển thủ tiền quyên góp,...

1 ngày 2 giờ trước

Đại học Ngoại thương nói gì trước nghi vấn Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp?

1 ngày 2 giờ trước

NÓNG: Huỳnh Hiểu Minh chính thức công khai bạn gái 'Đừng đoán nữa, chúng tôi đang ở bên nhau rồi'

1 ngày 2 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình