Phụ Nữ Sức Khỏe

Giun rồng dài hơn 10 cm 'chui' ra từ đầu gối người đàn ông

Khi đang cạy vảy vết thương, người đàn ông 48 tuổi bất ngờ phát hiện một sợi dài màu trắng. Nhầm tưởng đó là gân, ông đã cắt bỏ.

Giun rồng được gắp ra từ vết thương của người bệnh. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hòa Bình.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hòa Bình, bệnh nhân là TT.Đ. (48 tuổi, tổ 2, phố Ngọc, phường Trung Minh, TP Hòa Bình). Kết quả điều tra dịch tễ cho biết gia đình người bệnh có hai người, gồm ông và vợ.

Trước đó, sức khỏe bệnh nhân ổn định, không đi nước ngoài hay làm ăn xa. Tuy nhiên, ông có thói quen ăn gỏi cá, rau sống và nuôi chó nhiều năm. Khoảng 20 năm trước, khi đi rừng, ông Đại cũng thường xuyên uống nước lã từ khe suối.

Tháng 10/2023, người đàn ông bắt đầu xuất hiện triệu chứng ngứa ở đầu gối trái, đùi phải, lưng, kèm theo nổi sần khi gãi. Ngày 19/10, ông có tự bôi thuốc Tomax, nhưng sau 2-3 giờ, vết ngứa dọc từ bẹn xuống đùi bắt đầu sưng tấy.

Ngày 20/10, ông đến phòng khám Hòa Bình và được chẩn đoán viêm da dị ứng, kê đơn thuốc bôi. Sau khi sử dụng, tình trạng ngứa giảm, các vết xước do gãi se lại và đóng vảy. Tuy nhiên, khi cạy vảy ở gối trái, bệnh nhân phát hiện một sợi trắng dài 10-15 cm. Nhầm lẫn đó là gân nên ông đã cắt đi và vứt thùng rác.

Ngay sau đó, người bệnh đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình khám và được giới thiệu xét nghiệm tại Trung tâm Medlatec Hòa Bình. Kết quả cho thấy ông nhiễm sán chó, mèo. Người đàn ông được giới thiệu đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) để kiểm tra.

Ngày 21/10, sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng, người bệnh nghi ngờ bản thân bị nhiễm giun rồng nên chủ động đến Bệnh viện Đặng Văn Ngữ thăm khám. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông nhiễm loại giun này. Tại đây, người đàn ông được bác sĩ tư vấn về bệnh lý và hẹn tái khám vào ngày 20/11.

Thời điểm cơ quan y tế điều tra dịch tễ, ông Đại vẫn tỉnh táo, ăn uống bình thường, không còn ngứa hay xuất hiện vết xước mới. Vùng tổn thương cũ đã thành sẹo, thâm tím, không phát hiện ký sinh trùng dưới da khi sờ nắn.

 

Giun rồng thường đi vào cơ thể người khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Ảnh: Adobe Stock.

Ngay khi nhận được thông tin từ khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương về ca nhiễm giun rồng tại TP Hòa Bình, cơ quan chức năng đã triển khai các biện pháp xử lý và kiểm soát.

Người bệnh được hướng dẫn cách lấy giun tại các vùng tổn thương, vệ sinh vết thương và tiếp tục theo dõi tại Trung tâm Y tế TP Hòa Bình. Gia đình người bệnh cũng được tuyên truyền về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh giun rồng.

Đoàn công tác cũng đề xuất Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương điều tra, phân tích dịch tễ, xác định nguồn lây tại khu vực ghi nhận ca bệnh và vùng lân cận.

Đồng thời, các cơ quan y tế địa phương cũng được yêu cầu tăng cường tuyên truyền cho người dân biết về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh, cách phòng chống bệnh giun rồng và các bệnh giun sán khác. Bên cạnh đó, cần vận động người dân thay đổi hành vi, thói quen ăn gỏi cá, gỏi sống, tái... duy trì ăn chín, uống sôi để phòng chống bệnh giun sán.

Bệnh giun rồng (Guinea worm disease - GWD) do loài ký sinh trùng Dracunculus medinensis, hay còn gọi là giun Guinea, gây ra. Đây là một trong những loại giun ký sinh lớn nhất ảnh hưởng đến con người.

Loài giun này xâm nhập vào cơ thể người và động vật chủ yếu qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm có chứa xác của giáp xác nhỏ nhiễm ấu trùng giun.

Khi một người uống nguồn nước nhiễm giun này, vỏ bọc của ấu trùng giun rồng sẽ bị hòa tan bởi axit dạ dày, giải phóng ấu trùng vào cơ thể. Người nhiễm giun rồng có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề như tổn thương da, nhiễm trùng huyết, tổn thương cơ, biến chứng thần kinh.

Theo Kỳ Duyên/Tri thức

Tin liên quan

Viêm màng não, hôn mê sâu do không trị dứt điểm viêm tai giữa

Bị viêm tai giữa nhiều năm nhưng không điều trị triệt để, người phụ nữ bị biến chứng viêm...

Về Việt Nam thăm họ hàng, không may bị đột quỵ nặng

Nhồi máu não cấp là tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn đột ngột dẫn đến tổn thương hoặc...

Cảnh báo: Đừng để chân lạnh ngắt mới tìm đến bác sĩ

Số người mắc bệnh thiếu máu chi mạn tính tăng cao khi trời lạnh, hầu hết bệnh nhân nhập viện...

Cô gái bị chiếc khuyên đeo ở lưỡi rơi xuống dạ dày trong khi ăn

Thiếu nữ 19 tuổi bị chiếc khuyên đeo ở lưỡi rơi xuống dạ dày trong khi ăn. Các bác...

Hơn 40 tỉnh được cấp vaccine Rota miễn phí trong năm 2025

Theo lộ trình, trong năm 2025 sẽ bổ sung thêm 9 tỉnh được cấp vaccine Rota miễn phí cho trẻ...

Tổn thương não sau 1 tháng dùng thuốc giảm cân mua trên TikTok

Cô gái 21 tuổi được người nhà phát hiện trong tình trạng bất tỉnh, gọi hỏi không đáp ứng sau...

Giải chạy BritCham Hồ Chí Minh 2025 thu hút hàng nghìn người tham gia

BritCham Fun Run 2025 - Đồng hành động bởi Unilever, được tổ chức bởi BritCham Việt Nam và tham gia...

Tin mới nhất

Tết Hàn thực có phải Tết Thanh minh không, năm nay vào ngày nào?

7 giờ trước

Vì sao động đất gây đổ nhà, làm gì để được an toàn?

7 giờ trước

"Em bé Thiên niên kỷ" đột tử ở tuổi 25: Bác sĩ nhắn nhủ người trẻ cần làm ngay 3...

7 giờ trước

Mưa rét ở miền Bắc kéo dài đến bao giờ?

7 giờ trước

Tết Thanh minh 2025 vào ngày nào, mâm cúng cần chuẩn bị những gì?

7 giờ trước

Động đất có bao nhiêu cấp độ, được tính như thế nào?

7 giờ trước

Bé gái 4 tuổi mắc sởi tử vong, chưa một lần được tiêm vaccine phòng bệnh

7 giờ trước

Cúng Tết Hàn thực 2025 có 5 điều phải biết để lễ thành kính

8 giờ trước

Cắt bỏ thận do chủ quan khi mắc sỏi niệu quản

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình