Bé Đường Đường (2 tuổi) sinh sống ở Trung Quốc được biết là cô bé năng động, dễ thương thế nhưng gần đây bé hay cáu gắt, tỏ vẻ khó chịu.
Mẹ của tiểu Đường cho biết, thời gian gần đây bé hay dụi mắt và kêu ngứa ngáy. Người mẹ chỉ nghĩ do bé xem tivi hoặc chơi điện thoại di động nhiều khiến đôi mắt mệt mỏi. Sau một vài ngày, mắt của bé Đường Đường sưng, có ghen gỉ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Dù đã sử dụng một chiếc khăn nóng để chườm mắt cho bé nhưng vẫn không hiệu quả. Điều đáng nói khi chườm xong, để ý thật kỹ mới phát hiện đó là con giun.
Quá sợ hãi người mẹ lập tức đưa con tới bệnh viện kiểm tra, tại đây các bác sĩ cho biết mắt của bé viêm nhiễm, có một vài vi trùng ký sinh dài khoảng 1-2cm. Theo các bác sĩ, chỉ có vài trăm trường hợp nhiễm trùng giun tròn ở Trung Quốc, điều này rất hiếm gặp.
Giun tròn ký sinh thường gặp ở chó, mèo và các động vật khác. Nếu chó và mèo bị nhiễm trùng, tiếp xúc nhiều sẽ tăng khả năng lây nhiễm ký sinh trùng cho người cao hơn.
Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng ở trẻ em?
1. Rửa rau, hoa quả thật sạch
Rau sống, trái cây tươi là món ăn ưa thích của nhiều gia đình, tuy nhiên nếu chúng không được làm sạch sẽ tăng nguy cơ vi trùng xâm nhập. Trên thực tế có rất nhiều các loại trái cây và rau quả mà mang ấu trùng và trứng của ký sinh trùng. Khi ăn, mẹ nên rửa thật sạch để loại bỏ trứng ký sinh trùng và thuốc trừ sâu..
2. Ăn chín uống sôi
Thực phẩm phải được nấu chín, nếu ăn thịt sống sẽ bị nhiễm ký sinh trùng. Tập chung nhiều ở các loại thực phẩm như thịt, tôm, ốc, ếch...vì vậy hãy chắc chắn các món ăn được nấu chín kỹ trước khi ăn.
3, Hạn chế cho bé tiếp xúc với thú cưng
Tránh tiếp xúc gần gũi với vật nuôi là điều cha mẹ cần thực hiện với con nhỏ. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với chất thải từ vật nuôi cần phải rửa tay thật sạch. Chúng phải có thức ăn và đồ đựng thức ăn riêng.
4. Chú ý đến vệ sinh cá nhân
Chủ yếu là vệ sinh cá nhân rửa tay trước và sau bữa ăn. Với trẻ nhỏ, khăn tắm và một số vật dụng vệ sinh khác phải dùng riêng, không chơi ở những nơi có môi trường bụi bẩn.
Thời điểm cần rửa tay
- Sau khi đi vệ sinh
- Sau khi ho, hắt hơi, sổ mũi, có dịch tiết dính vào tay
- Trước khi ăn hoặc chạm vào thức ăn
- Sau khi chơi bên ngoài, chơi với đồ chơi, cát đất
- Sau khi chạm tay vào vật nuôi hay các động vật khác
- Trước và sau khi bé đi thăm người thân bị bệnh, đến nơi đông người.