Phụ Nữ Sức Khỏe

Giám định tâm thần bà Phương Hằng và các tình huống

Tùy vào từng giai đoạn tố tụng và kết quả trưng cầu giám định tâm thần để cơ quan tiến hành tố tụng ra các quyết định.

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, con riêng của bà Nguyễn Phương Hằng là Nguyễn Quang Tuấn (33 tuổi, ngụ TP.HCM) đã gửi đơn đề nghị không giám định tâm thần cho mẹ mình.

Ông Tuấn đưa ra bốn lý do cho đề nghị nêu trên, trong đó có việc lo sợ bị thâu tóm tài sản. Theo Tuấn, trước đó, ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng) đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu cơ quan điều tra (CQĐT), VKS trưng cầu giám định tâm thần đối với mẹ mình.

Vậy cơ quan tố tụng sẽ ra quyết định tố tụng gì nếu kết quả giám định cho thấy sức khỏe tâm thần của bị can Nguyễn Phương Hằng không bình thường?

Bị can Nguyễn Phương Hằng trong một buổi livestream trước khi bị khởi tố.
Ảnh cắt từ clip/PLO

Khi nào bắt buộc giám định tâm thần?

ThS Võ Văn Tài, Phó khoa Kiểm sát hình sự, Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM, cho biết: Nếu nhận thấy bị can, bị cáo có dấu hiệu không bình thường thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thu thập thêm thông tin như hồ sơ bệnh án, thông tin từ người nhà… để đánh giá người này có tiền sử bị tâm thần hay không.

Theo khoản 1 Điều 206 BLTTHS thì bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.

Do đó, nếu cơ quan tiến hành tố tụng cảm thấy nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của bà Hằng thì buộc phải đi giám định và ngược lại. Quyền đánh giá và quyết định là ở cơ quan tiến hành tố tụng.

Tùy từng giai đoạn tố tụng mà CQĐT, VKS, tòa án phải trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

Vào đầu tháng 2-2023, VKSND TP.HCM đã trả hồ sơ cho cơ quan CSĐT để tiếp tục điều tra làm rõ các nội dung liên quan đến phát ngôn của TS luật Đặng Anh Quân. Do đó, vụ án của bà Phương Hằng vẫn còn đang trong giai đoạn điều tra nên CQĐT sẽ có quyền yêu cầu trưng cầu giám định nếu thấy cần thiết.

Trường hợp VKS trưng cầu giám định tâm thần

Theo Điều 450 BLTTHS, nếu vụ án ở giai đoạn truy tố thì VKS có thể trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với bị can. Nếu xác định bị can tâm thần, VKS sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, đồng thời tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

Nếu cơ quan trưng cầu giám định xác định bị can bị tâm thần trước, trong và sau khi phạm tội thì sẽ đình chỉ vụ án. Còn bị can bị tâm thần khi bị điều tra, truy tố thì VKS sẽ tạm đình chỉ vụ án, ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, khi nào hết bệnh sẽ phục hồi vụ án để tiếp tục các hoạt động tố tụng.

ThS VÕ VĂN TÀI, Phó khoa Kiểm sát hình sự, Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM

Các khả năng có thể xảy ra

Theo Điều 449 BLTTHS, khi CQĐT trưng cầu giám định pháp y tâm thần mà kết quả giám định xác định bị can mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì CQĐT gửi văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cùng kết luận giám định cho VKS cùng cấp để xem xét, quyết định.

Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của CQĐT cùng kết luận giám định, VKS quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh đối với bị can hoặc yêu cầu CQĐT trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại nếu thấy chưa đủ căn cứ để quyết định.

Trường hợp VKS ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh thì CQĐT phải ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can.

Nói rõ hơn về việc khi nào thì tạm đình chỉ hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can, ThS Võ Văn Tài cho biết: Nếu kết quả trưng cầu giám định tâm thần xác định lúc phạm tội bị can không bị tâm thần, hoàn toàn bình thường trong nhận thức cũng như điều khiển hành vi nhưng khi bị điều tra, nhất là lúc bị tạm giam làm cho bệnh nhân rối loạn, tâm thần thì CQĐT sẽ tạm đình chỉ điều tra đối với bị can, khi nào hết bệnh sẽ phục hồi điều tra. Nếu cơ quan trưng cầu giám định xác định bị can bị tâm thần trước, trong và sau khi phạm tội thì sẽ đình chỉ điều tra đối với bị can.

“Trường hợp cơ quan trưng cầu giám định tâm thần xác định bị can hoàn toàn bình thường thì việc điều tra đối với bị can sẽ tiếp tục” - ThS Võ Văn Tài nói.

Có thể miễn trách nhiệm hình sự?

Theo Điều 451 BLTTHS, trong giai đoạn xét xử, nếu có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo không có năng lực trách nhiệm hình sự thì tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần.

Căn cứ vào kết luận giám định, tòa án có thể ra một trong những quyết định: Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (nếu xác định bị can, bị cáo bị tâm thần); miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (nếu xác định bị can, bị cáo bị tâm thần).

Và dĩ nhiên, vụ án sẽ được đưa ra xét xử bình thường nếu việc tòa án trưng cầu giám định xác định bị can, bị cáo không mắc bệnh tâm thần và hoàn toàn bình thường.

Theo Minh Chung/Pháp luật TP.HCM

Tin liên quan

Con trai bà Phương Hằng có được quyền phản đối việc giám định tâm thần cho mẹ?

Con trai bà Nguyễn Phương Hằng đưa ra 4 lý do để phản đối việc giám định tâm thần cho...

Từ vụ bà Phương Hằng: Các khả năng pháp lý chuyện giám định tâm thần

Trường hợp này, trong mỗi giai đoạn tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ra các quyết định...

Nguyên nhân khiến con trai riêng của bà Phương Hằng đề nghị không giám định tâm thần mẹ: Sợ bị...

Công an TP.HCM và VKSND TP.HCM đã nhận đơn từ con riêng của bà Nguyễn Phương Hằng là ông Nguyễn...

Con trai bị can Nguyễn Phương Hằng đề nghị không giám định tâm thần cho mẹ

Ông Nguyễn Quang Tuấn, con trai riêng của bị can Nguyễn Phương Hằng đã có đơn gửi cơ quan chức...

Vì sao vụ án bà Nguyễn Phương Hằng điều tra kéo dài?

Cơ quan tố tụng muốn giải quyết dứt điểm, toàn diện vụ án liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng...

Động thái của ĐH Luật TP.HCM khi tiến sĩ livestream cùng bà Phương Hằng bị điều tra

Lãnh đạo Trường ĐH Luật TP.HCM cho hay đang theo dõi sát sao vụ việc ông Đặng Anh Quân, đồng...

Diễn biến nóng về tiến sĩ Đặng Anh Quân trong vụ án Nguyễn Phương Hằng

Liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, VKSND TP HCM đã trả hồ sơ yêu cầu làm rõ...

Tin mới nhất

Bật mí 5 mẹo vặt để có một giấc ngủ bình yên khi người bên cạnh “ngáy”

7 giờ trước

Chẳng cần sắm quần áo mới, chị em vẫn xinh đẹp nhờ 4 tips diện đồ cũ cực hay ho...

7 giờ trước

5 bài tập giảm mỡ đùi và eo tuyệt nhất khi ở nhà, lười biếng nằm trên giường cũng thực...

7 giờ trước

Mẹo chăm sóc da: Cần bổ sung gì trong chế độ ăn uống hàng ngày để có làn da luôn...

8 giờ trước

Viêm khớp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?

8 giờ trước

Dương Tử bất ngờ bị hiểu lầm là nữ chính Lâm Giang Tiên vì một sở thích 'kì quặc'?

10 giờ trước

Thương Lan Quyết kết thúc đã lâu, nhân vật 'Ma Tôn' của Vương Hạc Đệ vẫn giữ độ hot trong...

10 giờ trước

Sao nữ 'mê trai' của Vân Chi Vũ ẩn ý chuyện 'săn rồng con' với người yêu, chỉ đăng 3...

10 giờ trước

Độ nhạy thị giác giúp phát hiện sớm sự sụt giảm trí nhớ

11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình