Phụ Nữ Sức Khỏe

Ghép thành công thận heo cho người: Đột phá khoa học sẽ cứu sống nhiều người?

Quả thận từ một con heo đã chỉnh sửa gene để không còn gây phản ứng đào thải đã được ghép thành công cho một bệnh nhân chết não ở Mỹ trong ca phẫu thuật kéo dài 54 giờ.

Tiến sĩ, bác sĩ Robert Montgomery, giám đốc Viện ghép tạng NYU Langone - Ảnh: NYT

Đây là lần đầu tiên một quả thận heo được ghép thành công cho người mà không xảy ra phản ứng đào thải ngay lập tức của hệ miễn dịch. Thành tựu đột phá và đầy hứa hẹn này là một trong những tin tức y khoa tươi sáng nhất trên báo chí quốc tế ngày 19-10. 

Có một chi tiết đặc biệt, người chủ trì nghiên cứu đột phá này, bác sĩ Montgomery, cũng là người từng được ghép tim.

Những con heo được chỉnh sửa gene có khả năng trở thành nguồn tạng bền vững, có thể tái tạo.

Bác sĩ Robert Montgomery (giám đốc Viện ghép tạng NYU Langone ở Manhattan, New York)

Giải pháp cho thiếu tạng?

Ca phẫu thuật được thực hiện trong tháng 9 này gần giống một ca ghép thận thông thường tại Bệnh viện NYU Langone ở thành phố New York, Mỹ. Nói "gần giống" là vì trong ba ngày, quả thận mới được kết nối với các mạch máu ở đùi người bệnh và duy trì hoạt động bên ngoài cơ thể để các bác sĩ có thể theo dõi, can thiệp trực tiếp. 

Theo bác sĩ Montgomery, giám đốc Viện ghép tạng NYU Langone, cũng là người chủ trì nghiên cứu đột phá này, việc quả thận có thể hoạt động bình thường bên ngoài là một chỉ dấu thuyết phục cho thấy nó cũng sẽ hoạt động ổn định khi đưa vào cơ thể.

Quả thận lấy từ một con heo đã được chỉnh sửa gene để các mô không chứa loại phân tử thường gây phản ứng đào thải gần như ngay lập tức sau khi ghép. "Nó tốt hơn kỳ vọng của tôi", bác sĩ Montgomery chia sẻ với báo New York Times. 

"Nó giống như bất cứ ca ghép tạng nào tôi đã làm từ một người hiến còn sống. Nhiều quả thận của người đã chết phải mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần mới hoạt động. Nhưng quả thận này đã hoạt động ngay lập tức", ông nói.

Người được ghép thận là một nữ bệnh nhân chết não có các triệu chứng suy thận đang phải dùng máy thở duy trì sự sống. Cuộc thử nghiệm đã được gia đình cô đồng ý.

Các kết quả kiểm tra chức năng hoạt động của thận sau ghép "có vẻ khá bình thường" như mô tả của bác sĩ Montgomery. Theo ông, quả thận heo đã "tạo ra lượng nước tiểu như kỳ vọng gần như ngay lập tức" và không có bằng chứng cho thấy xảy ra tình trạng đào thải sớm và dữ dội như thường thấy trước đây ở các ca ghép thận heo không chỉnh sửa gene.

Cùng với đó, mức creatinine bất thường, một chỉ số cho thấy chức năng thận suy yếu, đã trở lại bình thường sau khi ghép. Là người từng được ghép tim, tiến sĩ Montgomery kỳ vọng thử nghiệm ghép thận heo của Bệnh viện NYU Langone sẽ mở ra cơ hội làm các thử nghiệm khác trên những người bệnh bị suy thận giai đoạn cuối, có thể trong thời gian từ 1 - 2 năm nữa. 

Sẽ còn cần thêm nhiều thử nghiệm khác trong tương lai để giới y khoa hiểu rõ cần phải vượt qua những thách thức nào nữa trong vấn đề này. Cần nói thêm là nghiên cứu này chưa được công bố trên tạp chí y khoa nào và cũng chưa có sự bình duyệt của người trong giới.

Nguồn: PDA - Dữ liệu: ĐỖ DƯƠng - Đồ họa: TUẤN ANH

Thách thức nhiều thập niên

Trong vài chục năm qua, các nhà nghiên cứu đã dồn sức tìm hiểu khả năng dùng tạng động vật ghép cho người, nhưng trở ngại lớn nhất chính là chưa tìm ra cách "hóa giải" phản ứng đào thải rất mạnh mẽ của hệ miễn dịch cơ thể người với "dị vật" trong kiểu ghép này.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Montgomery đặt ra giả thuyết, nếu họ có thể chỉnh sửa được bộ gene của heo để loại bỏ phân tử carbohydrate - một phân tử đường (hay glycan) còn được gọi là alpha-gal, họ có thể giải quyết được bài toán này. 

Theo đó, con heo được chỉnh sửa gene có tên GalSafe do Công ty United Therapeutics (Mỹ) nuôi sau khi được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ cấp phép tháng 12-2020.

Với những kết quả rất hứa hẹn ban đầu với thận heo GalSafe, giới nghiên cứu đang tính tới những phương án có thể khai thác thêm các bộ phận của loài heo này như tim, phổi, gan, van tim hay các mảnh da ghép để điều trị cho người bệnh.

Dù vẫn còn nhiều câu hỏi về các hệ quả lâu dài (đây là vấn đề chính ông Montgomery cũng thừa nhận chưa rõ), giới y khoa cũng như truyền thông quốc tế nhìn chung đều đánh giá thành tựu ghép thận heo là một đột phá khoa học mở ra tiềm năng về nguồn cung tạng mới cho người bệnh.

"Chúng ta cần biết thêm về tuổi thọ của tạng đã ghép, nhưng đây là một đột phá lớn. Đó là một sự kiện thực sự đặc biệt", bác sĩ Dorry Segev, giáo sư về phẫu thuật ghép tạng tại Trường Y khoa Johns Hopkins, không tham gia nghiên cứu nói trên, chia sẻ nhận định với báo New York Times.

Mỗi ngày 12 người chờ ghép tạng qua đời

Tại Mỹ, hiện có gần 107.000 người trong danh sách đăng ký chờ ghép tạng, trong đó hơn 90.000 người chờ ghép thận, theo Tổ chức phi lợi nhuận United Network for Organ Sharing (Mỹ).

Số người Mỹ bị trục trặc về thận còn lớn hơn nữa, hơn nửa triệu người. Thời gian chờ ghép thận trung bình từ 3 - 5 năm. Trung bình mỗi ngày có 12 người trong danh sách chờ đó qua đời vì không thể chờ thêm. Riêng trong năm ngoái, trong số 39.717 người Mỹ được ghép tạng, có 23.401 người được ghép thận.

Theo Đỗ Dương/Tuổi Trẻ

Tin liên quan

Đàn ông '3 to, 1 dài' là tướng đại phú quý, không lo thiếu tiền, chị em lấy được sẽ...

Theo nhân tướng học, đàn ông sở hữu những nét tướng này là người tài giỏi, có số phú quý.

Tướng người có má lúm đồng tiền sướng khổ thăng trầm ra sao?

Những người có má lúm đồng tiền nhìn rất có duyên. Liệu cuộc đời của những người này có hoàn...

Điều chưa kể về team 'thẻ xanh'

'Lúc đầu chúng tôi nghĩ công việc này đơn giản nhưng càng về sau rắc rối khi số lượng cần...

Hà Nội công bố chi tiết phân vùng nguy cơ dịch COVID-19

Sở Y tế Hà Nội vừa chính thức công bố phân vùng nguy cơ dịch COVID-19 trên địa bàn thành...

15.000 học sinh dừng đến trường vì hàng chục ca mắc Covid-19

34 học sinh và 3 giáo viên tại thị xã Bỉm Sơn mắc Covid-19 khiến toàn bộ trường học ở...

MỚI: Hà Nội đã rút lại đề xuất cho học sinh đi học lại từ ngày 25/10

"Chúng tôi đã rút lại hoàn toàn văn bản này và đang đợi phương án mới", ông Trần Thế Cương,...

Các nước tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ thế nào, độ tuổi quy định ra sao?

Các nước trên thế giới đã tiêm vaccine COVID-19 trong nhiều tháng, nhưng độ tuổi và các khuyến cáo mà...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

3 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

4 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

4 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

18 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

18 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình