Phụ Nữ Sức Khỏe

Gạo lứt giàu dinh dưỡng nhưng bà bầu đã biết ăn đúng cách trong thai kỳ?

Gạo lứt là một trong những thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người, trong đó có phụ nữ mang thai. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích khi bà bầu ăn gạo lứt và cách chế biến gạo lứt đơn giản cho bà bầu.

Bà bầu ăn gạo lứt có tác dụng gì?

Các tài liệu khoa học cho thấy, gạo lứt có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng anthocyanin lớn. Chất anthocyanin trong các loại gạo dược liệu là hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học quý, có khả năng chống oxy hóa cao, có tác dụng làm giảm và phòng ngừa xơ vữa mạch máu, ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2… 

Gạo lứt thực chất là loại gạo chỉ xát vỏ trấu ngoài, còn nguyên lớp vỏ cám bên trong nên vẫn giữ được chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác như các loại vitamin, canxi, sắt, kẽm và đạm.

ba bau an gao lut 1
Gạo lứt là thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều người yêu thích và sử dụng - Ảnh minh họa: Internet

Vì giá trị dinh dưỡng trong gạo lứt cao hơn loại gạo trắng bình thường nên giá gạo lứt cũng cao hơn. Gạo lứt có rất nhiều loại trên thị trường, trong đó được ưa chuộng nhất là loại gạo lứt đỏ và gạo lứt truyền thống, bạn có thể tìm mua gạo lứt ở siêu thị hoặc các web bán hàng uy tín, chất lượng.

Bà bầu ăn gạo lứt có tốt không là thắc mắc của nhiều người. Câu trả lời là có. Hãy cùng điểm qua các tác dụng của gạo lứt đối với phụ nữ mang thai:

Ngăn ngừa táo bón

Táo bón là hiện tượng hay gặp ở bà bầu, thường gây khó chịu và khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Do trong gạo lứt có hàm lượng chất xơ cao, khi bà bầu ăn gạo lứt kết hợp với các loại rau, củ khác sẽ tốt cho hệ tiêu hoá, giúp đào thải phân dễ dàng và đều đặn hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong gạo lứt có chất sterolin, một trong những chất tăng cường hệ miễn dịch của chúng ta. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai khi hệ miễn dịch bị suy yếu mẹ bầu nên ăn gạo lứt có thể kháng lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh cảm cúm, ho…

Giảm ốm nghén

Có lẽ rất ít người biết đến công dụng trị ốm nghén, buồn nôn của gạo lứt cho bà bầu. Nước gạo lứt rang kết hợp cùng với gừng là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và thành công.

ba bau an gao lut 2
Bà bầu ăn gạo lứt có thể giảm các triệu chứng ốm nghén, buồn nôn - Ảnh minh họa: Internet

Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Do chế độ ăn uống không khoa học, nhiều chị em phụ nữ dễ mắc chứng bệnh tiểu đường trong thai kỳ, có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng gạo lứt là thực phẩm “thân thiện” với phụ nữ mang thai để kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Tác dụng của gạo lứt là giảm lượng glucose trong máu, cải thiện tổng hợp insulin…

Ngăn ngừa mất ngủ

Do có sự thay đổi trong cơ thể nên bà bầu thường xuyên bị chứng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ không đủ… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt ban ngày của chị em. Bà bầu mất ngủ thường xuyên sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trong gạo lứt có chứa chất melatonin – là một chất xúc tác giúp các mẹ làm dịu thần kinh và ngủ ngon hơn, nếu mẹ bầu mất ngủ hãy thử sử dụng nước gạo lứt rang để cải thiện giấc ngủ.

ba bau an gao lut 3
Gạo lứt có tác dụng an thần, ngủ ngon đối với phụ nữ mang thai - Ảnh minh họa: Internet

Ổn định huyết áp và tốt cho tim mạch

Nhờ có chất chống oxy hoá mà bà bầu ăn gạo lứt có thể giảm thiểu tình trạng thay đổi huyết áp. Trong gạo lứt còn chứa chất béo lành mạnh giúp kiểm soát lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt để bảo vệ sức khoẻ, phòng chống cách bệnh tim mạch.

Tăng cường sự phát triển cho bé yêu

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai nên tiêu thụ 350 – 400 mg magie mỗi ngày. Gạo lứt là nguồn cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin như B6 và magiê cần cho sự tăng trưởng của em bé.

Tuy gạo lứt có tác dụng tốt với bà bầu nhưng chúng ta cũng không nên chỉ ăn gạo lứt mà cần phải bổ sung các loại thực phẩm khác thì mới đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu bà bầu ăn gạo lứt quá nhiều có thể dẫn đến hiện tượng chướng bụng, khó tiêu, nóng trong người.

Ngoài ra, hàm lượng arsenic trong gạo lứt nhiều hơn gạo trắng, đây là chất gây ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển trí tuệ của bé sau này. Vì vậy, không khuyến khích bà bầu ăn gạo lứt thay cho gạo trắng mỗi ngày.

ba bau an gao lut 4
Tuy gạo lứt có nhiều công dụng có lợi nhưng bà bầu không nên sử dụng gạo lứt nhiều gây tác dụng phụ - Ảnh minh họa: Internet

Những cách chế biến gạo lứt cho bà bầu

Để bà bầu ăn gạo lứt phát huy tác dụng tối đa, hãy cùng tìm hiểu những cách chế biến gạo lứt dành cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả có thể làm tại nhà.

Nước gạo lứt rang

Nước gạo lứt rang là lựa chọn số 1 cho chị em mang thai do vừa dễ thực hiện mà có thể sử dụng được thời gian lâu. Để làm gạo lứt rang chúng ta nên lựa chọn gạo lức tím hoặc đỏ.

Bước 1: Trước khi rang bạn không nên rửa gạo qua nước sạch, chỉ nhặt bỏ những hạt gạo xấu vì khi rửa thì các chất dinh dưỡng sẽ theo nước trôi đi mất.

Bước 2: Sau đó, bạn đổ gạo vào chảo đã được làm nóng, dùng đũa đảo đều để hạt gạo không bị cháy. Khi bạn cảm nhận được hương thơm từ gạo bay ra và các hạt gạo nổ bung, đậm màu hơn, săn lại thì hãy tắt bếp. Bạn có thể bảo quản gạo ở nhiệt độ thường hoặc trong tủ lạnh để được lâu hơn

Bước 3: Có hai cách để chúng ta nấu nước gạo lứt rang như sau:

  • Cách 1: Dùng 50 gam gạo lứt đã rang hãm với 1 lít nước sôi để trong vòng 2 tiếng là có thể sử dụng được. Bạn nên hãm trong bình thuỷ giữ nhiệt để nước gạo lứt luôn nóng và các chất dinh dưỡng trong gạo hoà tan vào nước.
  • Cách 2: Đun 3 lít nước với 1 cốc gạo lứt rang đến khi gạo chín mềm. Đợi nước nguội thì dùng lọc phần nước và cái ra riêng. Có thể bảo quản nước gạo lứt rang trong tủ lạnh để sử dụng lần.
ba bau an gao lut 5
Nước gạo lứt rang có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, gạo lứt rang có thể giã thành bột mịn, mỗi khi mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén thì pha bột kết hợp với 300 ml nước sôi kết hợp vài lát gừng. Thức uống này có tác dụng làm dịu dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn cho bà bầu.

Mẹ bầu có thể kết hợp gạo lứt rang cùng với đậu đen rang vừa giúp cơ thể thanh nhiệt gan, bổ thận, sáng mắt, vừa giúp da dẻ sáng hồng do cơ thể được loại bỏ độc tố.

Cháo gạo lứt cho bà bầu

Cháo gạo lứt phù hợp làm bữa ăn phụ mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho bà bầu. Chị em có thể kết hợp với các thực phẩm khác như tôm, cá hồi, sườn heo…để có món cháo thơm ngon và hấp dẫn.

Bước 1: Lấy một nắm gạo, ngâm và rửa sạch trước khi chế biến. Không nên ngâm và vò gạo quá kỹ vì có thể làm mất lượng vitamin B1 có trong gạo.

Bước 2: Cho gạo mà một lượng nước vừa đủ để nấu cháo. Sau khi nước sôi, có thể cho thêm sườn và cà rốt vào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Đun đến khi cháo mềm và hương thơm toả ra là cháo đã chín, bạn có thể rải thêm ít hành ngò và thưởng thức khi còn nóng.

ba bau an gao lut 6
Chị em có thể kết hợp nhiều nguyên liệu để thay đổi món cháo gạo lứt - Ảnh minh họa: Internet

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé. Vì vậy, trong thời gian mang thai, mẹ bầu nhớ lưu ý có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất.

Có thể thấy, nếu biết cách chế biến, bà bầu ăn gạo lứt sẽ mang lại không ít những tác dụng tốt cho thai kỳ, giúp chị em có thêm một lựa chọn trong thực đơn hàng ngày của mình.

An Nhiên

Tin liên quan

Bà bầu ăn hải sản như thế nào để tốt nhất cho thai nhi?

Để có thể sinh ra một em bé khoẻ mạnh, thông minh thì chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ...

Bà bầu ăn lựu sinh ra bé có má lúm đồng tiền: Đúng hay không đúng?

Lựu là loại quả các mẹ vẫn truyền tai nhau ăn vào thì con có lúm đồng tiền mà không...

'Điểm danh' những cách trị ho đơn giản cho bà bầu hiệu quả, không cần dùng thuốc

Trong thời kỳ mang thai, các chị em thường gặp các cơn cảm lạnh, ho kéo dài gây khó chịu,...

Cảnh giác với kinh nghiệm bà bầu uống nước lá tía tô để dễ dàng vượt cạn

Theo kinh nghiệm dân gian, bà bầu uống nước lá tía tô trước khi sinh sẽ giúp chuyển dạ nhanh,...

Mách nhỏ chị em các món ăn giúp mẹ có nhiều sữa, con bú no nê

Sau khi sinh con, nếu chế độ ăn uống của mẹ không phù hợp sẽ làm các vết thương khó...

Đặt vòng tránh thai có đau không: Băn khoăn của hàng ngàn chị em phụ nữ đã có lời giải...

Chị em vừa mới kết hôn, vừa sinh con hay chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ thì có thể...

Chăm sóc sức khỏe cho bà bầu 3 tháng đầu cùng Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Kiều Dung

Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Kiều Dung sẽ có buổi giao lưu trực tuyến và giải đáp thắc mắc...

Tin mới nhất

Bạn trai đăng ảnh tình tứ bên Thiều Bảo Trâm

12 giờ trước

Cuộc sống nhiều thay đổi của đại diện Việt Nam đầu tiên chinh chiến Miss Universe: Từng là chân dài...

22 giờ trước

'Vạch trần' nhan sắc 'giả dối' của Triệu Lộ Tư, bị chỉ trích vì cố ý chính sửa hình ảnh...

23 giờ trước

'Rèm ngọc châu sa' chưa phát sóng chính thức, đài từ của Triệu Lộ Tư đã gây tranh cãi

1 ngày 12 giờ trước

Loạt sao Cbiz sự nghiệp 'điêu đứng' vì làm từ thiện: Lý Liên Kiệt bị tố biển thủ tiền quyên góp,...

1 ngày 12 giờ trước

Đại học Ngoại thương nói gì trước nghi vấn Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp?

1 ngày 12 giờ trước

NÓNG: Huỳnh Hiểu Minh chính thức công khai bạn gái 'Đừng đoán nữa, chúng tôi đang ở bên nhau rồi'

1 ngày 12 giờ trước

Ồn ào đằng sau hàng trăm triệu đồng quyên góp của các nhóm fan Việt

1 ngày 15 giờ trước

Bạch Lộc và Tăng Thuấn Hy được khen 'nhan sắc trời sinh để đóng cổ trang', liệu có 'gây bão'...

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình