Phụ Nữ Sức Khỏe

5 họ virus có thể gây đại dịch sau Covid-19

Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung đã đưa ra báo cáo toàn diện về việc con người nên chuẩn bị cho những đại dịch tiếp theo trong tương lai.

Báo cáo xác định 6 lĩnh vực khoa học, công nghệ chính như phát triển vaccine nhanh hơn, sản xuất vaccine trong nước để đảm bảo nguồn cung, thuốc kháng virus mới, cách sử dụng thuốc mà chúng ta đã có, cách tốt hơn để chẩn đoán bệnh sớm, phân tích bộ gene và chia sẻ dữ liệu.

Nó cũng đề xuất chúng ta tìm hiểu nhiều hơn về virus và vật chủ của chúng trong 5 họ virus đáng lo ngại nhất. Những nguyên nhân gây bệnh này có thể gây ra đại dịch tiếp theo.

Trên ABC, các chuyên gia hàng đầu nhận định về các bệnh chúng có thể gây và tại sao các nhà chức trách nên chuẩn bị tốt.

Virus họ corona

Covid-19, Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), hội chứng hô hấp mắc phải nghiêm trọng (SARS).

Damian Purcell, giáo sư về Virus học, trưởng nhóm nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm do virus tại Viện Nhiễm trùng và Miễn dịch Peter Doherty, đã đánh giá về nguy cơ bùng phát đại dịch tiếp theo từ virus corona.

Trước Covid-19, dịch MERS bùng phát ở nhiều nơi vào khoảng sau năm 2010. Ảnh: Reuters. 

Virus corona ở người đầu tiên (229E và OC43) được phát hiện vào năm 1965 và năm 1967 tương ứng. Chúng là những mầm bệnh cấp thấp, chỉ gây ra các triệu chứng cảm lạnh, viêm dạ dày ruột. Hiểu biết ban đầu về virus họ corona đến từ việc nghiên cứu các chủng liên quan thường lây nhiễm sang gia súc hoặc chuột thí nghiệm cũng gây ra bệnh không tử vong.

Chủng HKU-1 năm 1995 một lần nữa không chứng minh khả năng gây ra dịch bệnh ở mức độ cao. Do đó, chủng corona không được coi là mối bận tâm lớn cho đến khi nó gây ra hội chứng hô hấp mắc phải nghiêm trọng (SARS-1), lần đầu xuất hiện vào năm 2002 ở Trung Quốc.

Corona có bộ gene RNA rất dài, mã hoá tới 30 protein virus. Chỉ 4 hoặc 5 gene tạo ra các hạt virus lây nhiễm nhưng nhiều gene khác hỗ trợ các bệnh từ họ này bằng cách thay đổi các phản ứng miễn dịch. Các virus trong họ này đột biến với tốc độ thấp ổn định, chọn lọc các thay đổi ở phần gai bên ngoài để cho phép virus xâm nhập vào tế bào vật chủ mới.

Virus corona phổ biến ở nhiều vùng sinh thái và thường có trong các loài dơi chiếm đến 20% loài động vật có vú. Các đột biến lây lan ở chúng có thể lây nhiễm sang động vật có vú khác như cầy hương, sau đó sang người.

Giám sát bộ gene của virus corona cho thấy một loạt chủng virus chưa được biết đến trước đó đang lưu hành trong các hốc sinh thái khác nhau. Biến đổi khí hậu đe dọa các điểm giao cắt của các mạng truyền virus này. Hơn nữa, sự lây lan của SARS-CoV-2 (virus gây ra Covid-19) ở người hiện đã gieo mầm cho sự lây truyền mới trở lại của các loài khác như chồn, mèo, chó, hươu đuôi trắng.

Quá trình tiến hoá liên tục của virus ở vật chủ động vật mới và ở ở bệnh nhân HIV bị suy giảm hệ miễn dịch ở những cơ sở có nguồn lực hạn chế cho thấy một nguồn liên tục các biến thể mới đáng lo ngại.

Họ Flaviviridae

Sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, Zika, sốt Tây sông Nile.

Cameron Webb (phó giáo sư lâm sàng, nhà khoa học chính của Bệnh viện, Đại học Sydney) và Andrew van den Hurk (nhà côn trùng học y tế tại Đại học Queensland) đánh giá:

Họ flaviviridae gây ra nhiều dịch bệnh, bao gồm sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, Zika, sốt Tây sông Nile… Những bệnh này thường không đe dọa đến tính mạng, gây sốt, thỉnh thoảng phát ban, đau nhức khớp. Một tỷ lệ nhỏ người bị nhiễm trùng nặng hoặc phức tạp. Viêm não Nhật Bản có thể gây viêm não và Zika gây dị tật bẩm sinh.

 Muỗi Aedes aegypti cái vô sinh là một trong những loài làm lây lan virus flaviviridae. Ảnh: Wikimedia.

Trong khi tất cả virus này có thể lây truyền do muỗi đốt, với từng loại virus đơn lẻ, không phải tất cả loài muỗi đều mang lại nguy cơ như nhau. Một số loài muỗi chính liên quan đến vòng truyền bệnh của virus Dengue và Zika như Aedes aegypti, Aedes albopictus (thường xuất hiện cạnh nơi con người sinh sống). Các loài muỗi này được tìm thấy trong vật chứa nước (đĩa chậu cây, bể đựng nước mưa), cây chứa đầy nước, hốc cây. Chúng cũng thích đốt người.

Muỗi truyền virus này hiện không phổ biến ở Australia. Chúng thường xuất hiện ở miền Trung và viễn Bắc Queensland. Chúng thường được phát hiện thông qua giám sát sinh học tại sân bay, cảng biển ở Australia. Với việc mở cửa du lịch quốc tế trở lại, việc di chuyển của con người và đồ đạc có thể trở thành con đường ngày càng gia tăng để đưa dịch bệnh và muỗi trở lại Australia.

Các loài muỗi khác liên quan đến việc lây lan virus Tây sông Nile và viêm não Nhật Bản. Chúng thường được phát hiện ở vùng đất ngập nước, khu rừng rậm hơn là sân nhà. Chúng có thể đốt người nhưng cũng thích đốt các loài động vật có khả năng cao mang các virus này.

Sự xuất hiện của viêm não Nhật Bản, virus lây truyền qua muỗi giữa chim thủy sinh, lợn và người là ví dụ điển hình. Mưa và lũ lụt trên diện rộng tạo điều kiện lý tưởng cho muỗi và các loài động vật tạo ra “cơn bão hoàn hảo” cho đại dịch xuất hiện.

Họ Orthomyxoviridae

Bệnh cúm.

Theo Allen Cheng, giáo sư về Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Monash, trước Covid-19, bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng được biết đến nhiều nhất về việc gây ra đại dịch.

Bác sĩ thú y tiêm phòng cho một con ngỗng chống lại bệnh cúm gia cầm ở Minsk vào năm 2010. Ảnh: Reuters. 

Virus cúm được chia thành các loạt A, B, hiếm khi C và D. Cúm A còn được phân loại thành các dạng phụ dựa trên biến thể protein haemagglutinin (H) và neuraminidase (N) trên bề mặt virus. Hiện tại, chủng cúm phổ biến nhất ở người là A/H1N1 và A/H3N2.

Sự lây nhiễm từ động vật sang người xảy ra khi biến thể cúm chủ yếu ảnh hưởng đến động vật lây sang người. Sự thay đổi chính trong virus cúm thường là kết quả từ việc kết hợp mới giữa virus cúm ảnh hưởng đến chim, lợn, người. Các chủng mới có khả năng gây ra đại dịch vì có rất ít khả năng miễn dịch từ trước.

Kể từ đầu thế kỷ 20, 4 đại dịch cúm đã xảy ra vào năm 1918, 1957, 1968 và 2009. Giữa các đại dịch, cúm mùa lưu hành khắp thế giới.

Mặc dù cúm không nghiêm trọng như các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác, thời gian ủ bệnh rất ngắn, khoảng 1,4 ngày. Điều này có nghĩa các đợt bùng phát có thể lây lan nhanh chóng.

Vaccine có sẵn để ngăn ngừa cúm nhưng chỉ có thể bảo vệ một phần. Các phương pháp điều trị kháng virus cũng có, bao gồm oseltamivir, zanamivir, peramivir, baloxavir. Oseltamivir giảm thời gian bị bệnh khoảng 24 giờ nếu sử dụng sớm nhưng liệu nó giảm nguy cơ mắc cúm nghiêm trọng và biến chứng hay không vẫn còn gây tranh cãi.

Họ Paramyxoviridae

Virus Nipah, virus Hendra.

Giáo sư Allen Cheng cho hay paramyxoviridae là nhóm virus lớn ảnh hưởng đến con người và động vật. Các bệnh được biết đến nhiều nhất là bệnh sởi và quai bị cũng như virus parainfluenza (nguyên nhân phổ biến gây ung thư phổi ở trẻ em).

Virus Hendra nhiều lần được phát hiện ở ngựa, dơi tại Australia và đã có 7 trường hợp ở người. Ảnh: AAP. 

Trên toàn cầu, bệnh sởi là bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng. Vaccine có hiệu quả cao. Chỉ riêng vaccine phòng sởi đã cứu sống 17 triệu người từ năm 2000 đến 2014.

Một nhóm paramyxovirus có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc lập kế hoạch chống đại dịch - henipavirus. Nó bao gồm virus Hendra, virus Nipah và virus Langya mới (giống MEV-1 hư cấu trong phim Contagion). Đây đều là bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người.

Virus Hendra lần đầu tiên được phát hiện ở Queensland vào năm 1994. Lúc đó, nó gây ra cái chết của 14 con ngựa và người huấn luyện chúng. Những con cáo bay bị nhiễm bệnh kể từ đó đã lây lan virus cho ngựa ở Queensland và phía bắc New South Wales. Australia đã ghi nhận 7 trường hợp nhiễm virus Hendra ở người, trong đó, 4 trường hợp tử vong.

Virus Nipah đáng chú ý hơn trên toàn cầu. Nhiễm trùng có thể nhẹ, nhưng một số người phát triển thành viêm não. Các đợt bùng phát thường xuyên xảy ra ở Bangladesh, nơi đợt bùng phát đầu tiên được báo cáo vào năm 1998. Đáng chú ý, virus Nipah dường như có thể lây truyền từ người sang người thông qua tiếp xúc gần.

Họ Togaviridae (alphaviruses)

Sốt Chikungunya, sốt sông Ross, viêm não ngựa miền Đông, viêm não ngựa miền Tây, viêm não ngựa Venezuela.

Phó giáo sư Cameron Webb cho hay các triệu chứng bệnh phổ biến nhất do nhiễm các loại alphavirus như Chikungunya và sốt sông Ross là sốt, phát ban, đau khớp. Giống flaviviruses, ở Australia, virus chikungunya được cho là chỉ lây lan qua muỗi. Hiện tại, điều này hạn chế rủi ro cho khu vực trung tâm và viễn bắc Queensland.

Nhiều loài muỗi khác nhau lây truyền alphaviruses, bao gồm hàng chục loài muỗi bị nghi ngờ gây lây nhiễm sốt sông Ross. Nhiều loài trong số chúng thường xuất hiện ở khắp Australia.

Nhưng những con muỗi này có thể đóng vai trò gì nếu các bệnh như viêm não ngựa miền Đông hoặc viêm não ngựa miền Tây tìm đường đến Australia? Với khả năng lây lan các alphavirus khác của muỗi bản địa, chúng ta có thể cho rằng chúng cũng có thể truyền các loại virus này.

Đó là lý do báo cáo của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) lưu ý việc chuẩn bị cho đại dịch trong tương lai nên thực hiện đồng thời với các biện pháp an toàn sinh học đã được thiết lập của Australia.

Theo Nguyễn Lê/Zingnews

Tin liên quan

Số ca mắc Covid-19 tiếp tục giảm mạnh

Số ca mắc Covid-19 mới hôm nay giảm 855 trường hợp so với ngày trước đó, thấp nhất trong một...

Ngày 10/9: Số mắc COVID-19 mới giảm còn 2.498 ca, số khỏi bệnh gấp hơn 3 lần

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 10/9 cho biết số ca mắc mới COVID-19 giảm...

Xác định phương pháp điều trị Covid-19 có thể bảo vệ người tốt hơn

Nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học từ ĐH Kent (Anh), ĐH Goethe (Đức) thử nghiệm độ...

Sáng 9/9: Bệnh nhân COVID-19 nặng tiếp tục tăng, xử phạt công ty vi phạm chất lượng thuốc 70 triệu...

Số ca mắc mới COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng, bệnh nhân nặng cũng tăng lên cùng đó liên...

Những điều cần lưu ý sau tiêm vaccine Covid-19 ở phụ nữ có thai

Tôi đang mang thai ở tuần thứ 26 và chuẩn bị tiêm vaccine Covid-19 mũi thứ 3. Tôi cần lưu...

Phòng ngừa COVID-19, giờ chỉ cần 2K

Khi COVID-19 không còn quá nguy hiểm, nguồn vaccine, thuốc điều trị lại dồi dào, Bộ Y tế điều chỉnh...

Sáng 8/9: Bệnh nhân COVID-19 nặng tăng nhanh, nhiều nơi vẫn tiêm vaccine mũi 3 và 4 rất thấp, chậm

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy ca mắc mới COVID-19 cũng như bệnh nhân nặng gia tăng; đã...

Tin mới nhất

Xu hướng mới trong điều trị ung thư vú

5 giờ trước

Lộ hình ảnh hiếm hoi của Phước Sang tại bệnh viện sau cơn đột quỵ, sức khỏe giờ ra sao?

6 giờ trước

Cảnh báo: Hơn 45.000 người Việt vào viện vì giun từ vật nuôi chui vào cơ thể

6 giờ trước

Phạm Băng Băng khoe ảnh mặt mộc cực đỉnh ở tuổi 42, CĐM ngỡ 'bị thời gian bỏ quên'

14 giờ trước

Cúc Tịnh Y và 3 bộ phim làm nên tên tuổi “mỹ nữ 4000 năm có một”, tạo hình đẹp...

14 giờ trước

Nghiên cứu mới chỉ ra những người có niềm đam mê quá mức với chạy bộ có thể dẫn đến...

14 giờ trước

Diễn viên Phước Sang tái đột qụy, chuyên gia chỉ ra 3 điều ai cũng cần nhớ để tránh gặp...

14 giờ trước

Ba quốc gia có tuổi thọ cao nhất nhì thế giới có chung một thói quen chẳng khác gì người...

14 giờ trước

Cách cải thiện hệ tiêu hóa: 3 điều bạn không bao giờ nên làm sau bữa ăn theo chuyên gia...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình