Người bệnh gút
Trong thịt bò có chứa rất nhiều lượng đạm, điều này sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu – đây là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Việc ăn quá nhiều thịt bò sẽ khiến bệnh gút thêm trầm trọng.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò nhưng với số lượng vừa phải. Tốt nhất là thay thịt đỏ bằng thịt trắng để ngừa bệnh phát triển nặng.
Bệnh nhân sỏi thận
Không chỉ thịt bò, bệnh nhân sỏi thận nên hạn chế ăn cả thịt gia cầm và cá. Những thực phẩm này đều giàu protein, khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên, hình thành các loại sỏi.
Người bị ngứa da
Những người bị dị ứng da không thích hợp để ăn thịt bò bởi khi ăn vào sẽ khiến cho da có cảm giác nóng và khô hơn. Ăn quá nhiều thịt bò sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da, cản trở sinh hoạt.
Người có vấn đề về chức năng tiêu hóa
Những người có vấn đề về hệ tiêu hóa tốt nhất chỉ nên ăn thịt bò 1 lần/tuần bởi đây là loại thực phẩm khó tiêu và dễ khiến cơ quan nội tạng của bạn phải làm việc "cật lực".
Tiêu thụ quá nhiều thịt bò dễ dẫn đến tăng nặng các bệnh đường tiêu hóa, thậm chí gây ra bệnh viêm dạ dày ruột. Bên cạnh đó, trẻ em đang tập ăn cũng không nên ăn loại thịt này vì chức năng tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này chưa thực sự khỏe để có thể tiêu thụ và hấp thu dinh dưỡng từ loại thịt này.
Những loại thực phẩm nên kết hợp với thịt bò để mang lại hiệu quả sức khỏe:
Gừng: Thịt bò kết hợp với gừng phù hợp cho người bị chứng không tiêu, đầy bụng.
Nhân sâm: Bò hầm với nhân sâm rất tốt cho người mệt mỏi, thở dốc (lưu ý không dùng cho người có bệnh cao huyết áp, phụ nữ đang hành kinh, phụ nữ sau sinh).
Gạo tẻ: Cháo thịt bò bồi bổ cho người bị suy nhược cơ thể.
Bí đỏ: Bò hầm với bí đỏ rất có ích cho người bị viêm phế quản, ho nhiều đờm.
Bông cải: Thịt bò vốn rất phù hợp cho nam giới. Nếu kết hợp với bông cải giàu axit folic càng làm tăng cường khả năng sinh sản.
Rau cần: Thịt bò ăn cùng với rau cần giúp bổ thận, tăng cường sinh lực.
Lá lốt: Thịt bò cuốn lá lốt là món ăn tốt cho người yếu sinh lý.