Phụ Nữ Sức Khỏe

Dùng sai máy tạo độ ẩm có thể khiến trẻ dễ viêm phổi

Thời tiết nóng bức, nhiều gia đình muốn tạo môi trường dễ chịu cho bé nên trang bị thêm máy tạo độ ẩm. Nhưng nếu làm sai cách, bạn sẽ vô tình khiến trẻ dễ bị viêm phổi.

Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm cho trẻ hay không?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe trên Erbohui, nếu không khí trong phòng quá hanh khô, độ ẩm thấp hơn 20% thì mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm cho trẻ. Việc này giúp tăng độ ẩm trong phòng, giảm bớt nguy cơ trẻ khó chịu ở đường hô hấp.

Độ dày của làn da bé chỉ bằng khoảng 1/10 của người trưởng thành, nó cực kỳ non nớt và dễ bị mất nước hơn. Khi không khí thiếu độ ẩm dễ khiến da của trẻ bị nứt nẻ, thậm chí có thể gây viêm, đau nhức.

Có nên sử dụng máy tạo độ ẩm cho bé? - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, nhìn chung nếu dùng máy tạo độ ẩm thích hợp sẽ có tác dụng nhất định để bảo vệ làn da của trẻ. Ngoài ra, không khí được giảm bớt hanh khô còn làm thông thoáng đường hô hấp, khiến bé dễ chịu hơn.

Song, nếu người lớn sử dụng máy tạo độ ẩm không khoa học, không đúng cách không những không có lợi cho bầu không khí sống mà còn dễ khiến trẻ bị bệnh hơn, nhất là viêm phổi.

Những sai lầm bố mẹ dễ mắc phải khi dùng máy tạo độ ẩm cho trẻ

Dùng nguồn nước tự nhiên cho máy tạo độ ẩm

Trong nguồn nước tự nhiên thông thường sẽ có chứa chất như canxi, magie, clo v.v… Nếu bạn cho loại nước này vào máy tạo độ ẩm sẽ khiến trẻ dễ hít phải các chất này vào cơ thể, ảnh hưởng sức khỏe đường hô hấp của trẻ.

Tốt nhất mẹ nên dùng nước tinh khiết, nước đun sôi để nguội hoặc tự chế nước đã qua quá trình “mềm hóa” để loại bỏ bớt tạp chất trong nước.

Dùng máy tạo độ ẩm cho trẻ có tác dụng nhất định nhưng cần thận trọng
Dùng máy tạo độ ẩm cho trẻ có tác dụng nhất định nhưng cần thận trọng - Ảnh minh họa: Internet

Sử dụng máy tạo độ ẩm liên tục trong thời gian dài

Độ ẩm không khí tuy khá quan trọng nhưng không được vượt quá 50%. Nếu độ ẩm quá cao, không khí lại không được thông thoáng thì vi khuẩn dễ sinh sôi và tản phát trong không khí. Trẻ hít vào rất có hại vì dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Mẹ có thể đặt thêm một dụng cụ đo độ ẩm trong phòng trẻ. Khi phát hiện độ ẩm không khí vượt mức 50% thì nên điều chỉnh lại máy tạo độ ẩm. Tuyệt đối không nên có thói quen cứ bật máy rồi để hoạt động suốt trong phòng trẻ không có sự kiểm soát.

Không mở cửa sổ

Vì nhiều lý do mà không ít người luôn đóng kín cửa phòng của trẻ. Môi trường kín cộng thêm độ ẩm lớn sẽ khiến vi khuẩn có điều kiện tốt để sinh sôi và gây bệnh. Nếu mẹ bật máy tạo độ ẩm nên chú ý mở cửa sổ cho thông gió.

Mẹ cũng có thể đặt máy tạo độ ẩm tựa sát vào vị trí thông thoáng với bên ngoài và cần giữ khoảng cách nhất định với đầu giường của trẻ. Khi máy tạo độ ẩm quá gần nơi trẻ ngủ sẽ dễ gây bệnh, nhất là đường hô hấp còn chưa hoàn thiện của bé.

Độ ẩm cao mà không mở cửa sổ thoáng gió dễ khiến trẻ bị bệnh
Độ ẩm cao mà không mở cửa sổ thoáng gió dễ khiến trẻ bị bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Lười thay nước

Lời khuyên cho mẹ là nên siêng năng thay nước cho máy tạo độ ẩm, tốt nhất là thay mỗi ngày để đảm bảo hơi ẩm sạch sẽ cho trẻ.

Sau khoảng một tuần sử dụng, mẹ nên đem máy ra vệ sinh một lần. Sau khi ngâm nước sạch, mẹ có thể thêm một ít dung dịch khử trùng ngâm trong 30 phút. Sau đó rửa lại lần nửa rồi mới tiếp tục bật máy trong phòng trẻ.

Thêm vật chất khác vào máy tạo độ ẩm

Nhiều mẹ còn thích cho thêm giấm, tinh dầu, nước thơm hoặc dung dịch diệt khuẩn vào nước sử dụng trong máy tạo độ ẩm. Tuy những chất này không quá nguy hại đến bé nhưng thời gian dài nếu trẻ hít vào phổi quá nhiều cũng dễ gây dị ứng, viêm mũi, viêm phổi hay hen suyễn.

Mẹ nên định kỳ vệ sinh máy tạo độ ẩm để đảm bảo sạch sẽ - Ảnh minh họa: Internett

Những chú ý khi sử dụng máy tạo độ ẩm cho trẻ

Mặc dù đã giải đáp được vấn đề có nên sử dụng máy tạo độ ẩm cho bé nhưng trong quá trình này, bố mẹ phải hết sức thận trọng để tránh tình trạng lợi bất cập hại:

- Lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng.

- Máy tạo độ ẩm nên đặt cách mặt đất khoảng 1 mét để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Tốt nhất vẫn là chỉ sử dụng nước sạch cho máy, không nên thêm vật chất khác.

- Đảm bảo thay nước hằng ngày và vệ sinh định kỳ cho máy.

- Không đặt máy tạo độ ẩm quá gần với bé để tránh tác hại không mong muốn.

Nguồn:

https://www.erbohui.com/yuer/jibing/3983.html

https://www.erbohui.com/yuer/jibing/3981.html

Hoài Ngọc (Theo Erbohui)

Tin liên quan

Trẻ nhập viện do dị ứng với nhiệt độ máy lạnh

Thời tiết Sài Gòn nắng nóng kéo dài, không ít trẻ nhập viện do dị ứng với nhiệt độ của...

Mách cha mẹ cách sử dụng điều hòa thích hợp cho trẻ sơ sinh trong mùa nắng nóng

Sử dụng điều hòa đúng cách trong những ngày nắng nóng không chỉ giúp trẻ sơ sinh cảm thấy dễ...

Một số bệnh trẻ thường mắc phải trong mùa nắng nóng

Thời tiết năng nóng không chỉ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi mà còn kéo theo nhiều bệnh lý nguy...

Biểu hiện và cách điều trị khi trẻ bị nóng trong người

Nóng trong người thường khiến bé rất khó chịu, đêm ngủ hay gãi và ngủ không ngon, hay đổ mồ...

Mùa hè nóng bức nhưng tắm trong 4 trường hợp này là gây hại cho trẻ

Từng có trường hợp xác nhận trẻ bị tử vong do không được giữ ấm sau khi tắm, trẻ bị...

Cách nhận biết bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra - nắm rõ những quy tắc này để con...

Để phòng bệnh vào mùa hè cho trẻ nhỏ không phải là điều quá khó khăn nếu như các mẹ...

Nắng nóng rát người, nắm rõ những quy tắc này để trẻ không bị ốm suốt mùa

Những ngày mùa hè nắng nóng này, bố mẹ cần nắm một vài phương pháp cơ bản để bảo vệ...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình