Phụ Nữ Sức Khỏe

Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mắt mũi hàng ngày cho trẻ không tốt như các mẹ vẫn tưởng

Theo TS.BS Nguyễn Tuyết Xương (BV Nhi Trung Ương) việc các cha mẹ sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi, họng cho trẻ hàng ngày là một sai lầm.

Trẻ sơ sinh thường xuyên gặp phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Để phòng tránh, nhiều bà mẹ có thói quen dùng nước muối sinh lý hàng ngày để rửa mũi, họng cho trẻ. Tuy nhiên theo khuyến cáo chuyên gia y tế thì việc lạm dụng không tốt cho trẻ.

Nước muối sinh lý dược phẩm lành tính cần sử dụng đúng

Theo TS.BS Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương, nước muối sinh lý 0,9% (Natri Clorid 0.9%) hay nước muối biển là dung dịch dùng để rửa, vệ sinh mũi họng, không phải là thuốc. Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể (dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ) thì nước muối sinh lý còn được dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt hay mũi.

Lạm dụng nước muối sinh lý không tốt cho trẻ (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên nhiều mẹ có thói quen dùng nước muối sinh lý cho bé sơ sinh một hoặc nhiều lần mỗi ngày để vệ sinh mũi họng cho bé, như một biện pháp để "phòng tránh" bị các bệnh về họng, hệ hô hấp. Tuy nhiên, Natri Clorid 0.9% dùng quá thường xuyên như vậy có thật sự công hiệu như mọi người vẫn nghĩ?

Bác sĩ Xương khẳng định đây là việc làm sai lầm do trong mũi, họng đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc, có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn. Nếu lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi sẽ khiến mũi trẻ mất đi dịch tiết tự nhiên, mất đi lớp bảo vệ niêm mạc, khiến mũi trẻ bị rát, kích ứng mũi, chảy nước mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi thậm chí dễ gây nên viêm nhiễm mãn tính.

Ngoài ra, việc sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày có thể tạo cảm giác trẻ luôn bị bệnh, chưa kể đến việc rửa mũi sai tư thế có thể khiến trẻ bị đau, chảy máu hoặc là gây viêm tai giữa.

Bên cạnh đó, nước muối sinh lý là một loại dược phẩm lành tính, nó chỉ có tác dụng làm lỏng mũi đặc. Việc thường xuyên đưa nước muối sinh lý vào môi trường mắt, mũi bé hàng ngày hầu như không có tác dụng đối với các bé có niêm mạc khỏe mạnh, bình thường. Nói khác đi, nước muối sinh lý không có tác dụng giúp trẻ tránh bị bệnh đau mắt, sổ mũi, ngạt mũi.

Đối với mũi cũng vậy, niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Do đó khả năng hắt xì hơi và chảy nước mũi để giúp tống loại bụi, bẩn, khuẩn lạ, mầm bệnh ra ngoài của bé rất cao.

Nước muối biển và nước muối sinh lý chỉ thật sự tốt khi trẻ có tình trạng viêm mũi, ngạt và chảy nước mũi nhiều. Lúc này chúng được dùng để bơm rửa, đảm bảo sự thông thoáng cho mũi. Ngoài ra, cũng có thể dùng các dung dịch nước muối để vệ sinh mũi sau khi đi xa, tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi. "Cha mẹ cần nhớ không nên dùng nước muối sinh lý hàng ngày", TS.BS Nguyễn Tuyết Xương nhấn mạnh.

Kỹ thuật rửa mũi bằng nước muối cho trẻ đúng cách

Theo TS.BS Nguyễn Tuyết Xương việc rửa mũi cho trẻ cũng rất quan trọng, bởi nó giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Vì thế khi rửa mũi cho trẻ chúng ta nên đặt trẻ nằm nghiêng trên bàn hoặc giường. Để đầu thấp, mông cao, đặt 1 tay lên đầu trẻ và giữ nhẹ để tránh việc trẻ giãy giụa, có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi. Lót khăn xô dày dưới cổ và đầu trẻ để nước rửa chảy ra thấm vào đó.

TS BS Nguyễn Tuyết Xương Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn kỹ thuật cách rửa mũi cho trẻ (Nguồn: BV).

Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể tiến hành rửa luôn. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của trẻ, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi phía bên kia .

Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng trẻ, trấn an con vài phút trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia của bé. Cách làm tương tự.

Nếu dịch mũi quá đặc và không thể trôi ra theo nước, có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Bơm rửa cho đến khi nước rửa chảy ra màu trong, không còn dịch mũi nhầy. Ngày rửa mũi từ 3 đến 5 lần.

Lưu ý không dùng xi lanh chứa nước muối sinh lý bơm, rửa mũi bé vì nó có thể làm trầy, xước niêm mạc mũi của trẻ.

Khi trẻ bị các bệnh về mũi, xoang có thể dùng nước nuối sinh lý để rửa mũi cho bé nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng.

BS Xương cho biết, để tránh trường hợp từ không bệnh trở thành có bệnh, bố mẹ nên bỏ thói quen nhỏ mắt, mũi dự phòng mỗi ngày khi bé đang khỏe mạnh.

 

Theo MT / Trí Thức Trẻ

Tin liên quan

Dấu hiệu nghi ngờ đang mắc đậu mùa khỉ

Tôi đang sốt nhẹ và người có nổi một vài mụn nước. Tôi lo sợ mình bị mắc đậu mùa...

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Khu vực tôi sinh sống gần đây đang bùng phát bệnh sởi. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm và gây...

Vừa ly hôn, bên chồng cũ không cho thăm con, người mẹ phải làm sao?

Sau khi ly hôn, nếu người chồng ngăn cản vợ thăm con thì có thể bị xử phạt vi phạm...

Bệnh viêm xoang trị dứt điểm được không?

Bệnh viêm xoang không đe dọa tính mạng, nhưng triệu chứng của bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng...

Bị bệnh tiểu đường có nên ăn rau khoai lang thay cơm?

Rau khoai lang nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng chống oxy hóa, ung thư, bảo vệ gan,...

Người bị đái tháo đường có ăn được miến dong?

Người đái tháo đường vẫn có thể ăn miến dong ở mức vừa phải nhưng không nên coi đây là...

Ăn gan có độc như lời đồn?

Không phải bất cứ các kim loại nặng nào, hay chất có hại nào cũng chỉ tập trung ở gan...

Tin mới nhất

Cuộc sống nhiều thay đổi của đại diện Việt Nam đầu tiên chinh chiến Miss Universe: Từng là chân dài...

6 giờ trước

'Vạch trần' nhan sắc 'giả dối' của Triệu Lộ Tư, bị chỉ trích vì cố ý chính sửa hình ảnh...

7 giờ trước

'Rèm ngọc châu sa' chưa phát sóng chính thức, đài từ của Triệu Lộ Tư đã gây tranh cãi

20 giờ trước

Loạt sao Cbiz sự nghiệp 'điêu đứng' vì làm từ thiện: Lý Liên Kiệt bị tố biển thủ tiền quyên góp,...

20 giờ trước

Đại học Ngoại thương nói gì trước nghi vấn Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp?

20 giờ trước

NÓNG: Huỳnh Hiểu Minh chính thức công khai bạn gái 'Đừng đoán nữa, chúng tôi đang ở bên nhau rồi'

20 giờ trước

Ồn ào đằng sau hàng trăm triệu đồng quyên góp của các nhóm fan Việt

23 giờ trước

Bạch Lộc và Tăng Thuấn Hy được khen 'nhan sắc trời sinh để đóng cổ trang', liệu có 'gây bão'...

1 ngày trước

Diễn xuất của Nhậm Gia Luân 'vẫn đơ' trong phim mới, nhưng nhờ sao nữ này mà 'kéo' khán giả...

1 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình