Cách dùng kem chống nắng cho trẻ em đúng có vai trò đặc biệt quan trọng vì trẻ bị cháy nắng nghiêm trọng sẽ tăng nguy cơ phát triển khối u ác tính gấp đôi khi trưởng thành.
Một số trong những sai lầm đó bao gồm không thoa kem chống nắng thường xuyên hay bỏ qua kem khi ở trong bóng râm.Tiến sĩ Anna Bender, bác sĩ da liễu nhi khoa tại Weill Cornell Medicine và NewYork-Presbyterian (Mỹ), chia sẻ về những sai lầm phổ biến mà cha mẹ vô tình mắc phải khi dùng kem chống nắng cho trẻ em và cách phòng tránh.
Khi thoa kem chống nắng, cha mẹ thường bỏ qua một số bộ phận cơ thể, bao gồm tai, đầu ngón chân.
Môi là một bộ phận cơ thể khác thường bị bỏ qua khi bôi kem chống nắng. Trong khi môi dưới dễ bị cháy nắng vì trực tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đó là lý do tại sao Tiến sĩ Bender khuyên bạn nên sử dụng son dưỡng môi có SPF 30 hoặc cao hơn.
Bôi kem chống nắng thường xuyên rất quan trọng, cần che phủ toàn bộ cơ thể trẻ em. Cha mẹ nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ và sau khi trẻ ra mồ hôi.
Kem chống nắng dạng kem sẽ tốt hơn dạng xịt. Nếu trong trường hợp phải sử dụng dạng xịt, cha mẹ nên xoa khắp các vị trí cần che phủ.
Ngoài ra, cha mẹ nên nhớ rằng dù kem chống nắng rất quan trọng nhưng chỉ dựa vào hình thức chống nắng này là không đủ. Để bảo vệ hiệu quả và chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời, cha mẹ nên cho trẻ đeo kính râm và đội mũ có vành rộng.Da trẻ rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nhưng các chuyên gia khuyên cha mẹ nên đợi đến khi bé được ít nhất sáu tháng tuổi mới bắt đầu dùng kem chống nắng.