Phụ Nữ Sức Khỏe

Dự báo số ca mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) ghi nhận giảm so với tuần trước đó. Tuy nhiên, số ca mắc mới vẫn ở mức cao, đặc biệt có thêm 2 trường hợp tử vong.

Dự báo, số mắc SXH có thể tiếp tục ghi nhận ở mức cao trong thời gian tới, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.

Hà Nội thêm 42 ổ sốt xuất huyết mới

CDC Hà Nội cho biết, tuần qua (từ ngày 2 đến 9/12), trên địa bàn TP ghi nhận 1.309 ca mắc SXH (giảm 9% so với tuần trước). Bệnh nhân ghi nhận tại 30 quận, huyện, thị xã; trong đó, một số đơn vị có số mắc cao như: Hà Đông (186 ca), Đống Đa (114 ca), Thường Tín (104 ca), Hoàng Mai (98 ca), Thanh Trì (87 ca), Phú Xuyên (82 ca), Phúc Thọ (80 ca).

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 17.623 ca mắc SXH (tăng gấp 5,3 lần so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 23 ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 567/579 xã, phường, thị trấn. Tuýp virus Dengue lưu hành đã xác định được là DENV1 và DENV2, DENV4.

Đoàn đi kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn phường Nguyễn Trãi.

Cũng trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận thêm 42 ổ SXH mới tại 11 quận, huyện: Đống Đa (13), Thanh Trì (12), Hai Bà Trưng (4), Hà Đông (3), Thanh Xuân (2), Bắc Từ Liêm (2), Hoài Đức (2), Hoàng Mai (1), Đông Anh (1), Mê Linh (1), Phúc Thọ (1).

Như vậy, từ đầu năm 2022 cho đến nay đã ghi nhận 1.361 ổ dịch tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Hiện tại còn 143 ổ dịch đang hoạt động, tại 21 quận, huyện, trong đó, một số ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân: Thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất (290 bệnh nhân); thôn Vĩnh Lộc 1, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất (69 bệnh nhân), thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai (41 bệnh nhân); thôn Thao Nội, xã Sơn Hà, huyện Phú Xuyên (40 bệnh nhân); thôn Thọ Giáo, xã Tân Minh, huyện Thường Tín (32 bệnh nhân).

Theo CDC Hà Nội, tuần qua, số ca mắc SXH ghi nhận giảm so với tuần trước đó. Tuy nhiên, số ca mắc mới vẫn ở mức cao, đặc biệt là có thêm 2 trường hợp tử vong. Dự báo, số mắc SXH có thể tiếp tục ghi nhận ở mức cao trong thời gian tới, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng và tử vong.

Đề cập đến các biện pháp phòng, chống dịch SXH trong thời gian tới, CDC Hà Nội khuyến cáo cần tiếp tục tăng cường giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh SXH tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó, triển khai hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời. Riêng tại địa phương cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống SXH.

Các quận, huyện cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định phòng, chống dịch, đặc biệt là xử lý nghiêm tình trạng chủ quan, lơ là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Mặt khác, tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân phối hợp với ngành Y tế trong hoạt động phun hóa chất diệt muỗi, bảo đảm tỷ lệ phun đạt yêu cầu theo quy định của Bộ Y tế.

Chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Tại quận Hà Đông, theo Trung tâm Y tế (TTYT) quận, từ đầu năm đến ngày 7/12, trên địa bàn quận có 1.285 ca mắc SXH, ở 17/17 phường trên địa bàn; có 120 ổ dịch, trong đó có 107 ổ dịch đã kết thúc.

Phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Qua kiểm tra thực tế tại khu vực chợ Hà Đông và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn phường Nguyễn Trãi về công tác phòng, chống SXH cho thấy, một số vật dụng chứa nước, phế liệu, phế thải, chai lọ chưa được lật úp, thu gom, vẫn còn nước đọng; bể chứa nước sinh hoạt vẫn chưa được đậy kín, tiềm ẩn nguy cơ SXH rất cao.

Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh SXH, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương yêu cầu TTYT quận Hà Đông tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác truyền thông phòng, chống SXH, lưu ý về dấu hiệu nhận biết, cảnh báo về SXH để người dân hiểu rõ và có biện pháp phòng tránh. Dù đã bước sang tháng 12 nhưng SXH vẫn chưa có dấu hiệu giảm, việc cần làm nhất vẫn phải kiểm tra, loại trừ được ổ bọ gậy, nguồn tại các ổ dịch và khu vực xung quanh. TTYT quận Hà Đông phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc thực hiện tổng vệ sinh môi trường thường xuyên để phòng, chống SXH; phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành. Đồng thời, các đội xung kích, đội giám sát tại cộng đồng thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở các hộ gia đình vệ sinh môi trường, kịp thời phát hiện, thông báo về những trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc để có biện pháp xử lý.

Đoàn thanh niên đổ nước các vật dụng phế thải ngoài trời để không cho lăng quăng, bọ gậy có môi trường sinh sản.

Theo Bộ Y tế, mặc dù với sự vào cuộc quyết liệt của ngành Y tế, cấp ủy, chính quyền các cấp, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương, tuy nhiên, trong những tháng gần đây số ca mắc SXH vẫn tiếp tục gia tăng trên cả nước, đặc biệt tại khu vực miền Bắc và khu vực miền Trung.

Do dịch SXH có tính chất chu kỳ, điều kiện thời tiết hiện nay thuận lợi cho lăng quăng, muỗi truyền bệnh phát triển, tốc độ đô thị hóa nhanh và gia tăng sự giao lưu, đi lại của người dân sau dịch Covid-19. Ngoài ra, ý thức của người dân trong chủ động phòng chống dịch chưa cao, qua kiểm tra giám sát vẫn còn phát hiện nhiều ổ bọ gậy, lăng quăng trong hộ gia đình, khu dân cư.

Bộ Y tế cũng dự báo trong thời gian tới, tình hình SXH tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, TP quan tâm tập trung chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, kiểm tra, giám sát bể, dụng cụ chứa nước, vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ gậy. Ngành Y tế triển khai giám sát chặt việc xử lý triệt để ổ dịch SXH tại địa phương. Tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch...

Theo Thanh Bình/Kinh Tế và Đô Thị

Tin liên quan

Kinh nghiệm từ người cao tuổi: Còn khỏe còn trẻ chớ làm 3 điều này vào buổi sáng, về già...

Kinh nghiệm của người cao tuổi trường thọ: Không nên làm điều này vào buổi sáng, sẽ tốt cho sức...

Mắc ung thư trực tràng nên ăn gì, kiêng gì?

Để nâng cao thể trạng trong và sau điều trị người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị kèm...

Đồng Nai: Bắt quả tang cơ sở giết mổ lợn chết mang mầm bệnh

Lực lượng chức năng phát hiện cơ sở của ông Điệp có 2 nhân viên đang giết mổ 17 con...

TP Hồ Chí Minh: Nhiều trẻ nhập viện do viêm não, viêm màng não

Những ngày qua, hai bệnh viện nhi đồng tuyến cuối tại TP Hồ Chí Minh là Nhi đồng 1 và...

Phòng lây nhiễm đậu mùa khỉ từ quần áo, bề mặt

Sử dụng nước nóng và chất tẩy rửa thông thường là đủ để tiêu diệt virus đậu mùa khỉ trên...

Đi vệ sinh gặp những biểu hiện bất thường này coi chừng bệnh ung thư bàng quang đang 'tìm đến',...

Ung thư bàng quang không phổ biến như những bệnh khác, chẳng hạn như ung thư phổi, tuyến tiền liệt,...

Sáng 9/12: Gần 70 ca COVID-19 nặng thở oxy, thở máy; Bộ Y tế bãi bỏ 5 văn bản quy...

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số ca mắc mới COVID-19 và bệnh nhân COVID-19 nặng gia tăng;...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 14 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 14 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 14 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 19 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 19 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 23 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 23 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình