3 loại tiền nhất định phải tiêu
Loại tiền thứ nhất: Đầu tư vào bản thân, tự thân trưởng thành
Tiền dành cho việc học, nhất định phải tiêu!
Trên thực tế, nếu ở vào cảnh ngộ “nghèo rớt mồng tơi” thì chính “cái đầu” mới là nơi cần được đầu tư nhất, để thoát nghèo. Nếu chúng ta sở hữu bộ não nghèo nàn, cả đời sẽ khó mà giàu cho được!
Một người, nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt hoặc bị những khó khăn trước mắt che khuất tầm nhìn mà không thể nhìn cao, nhìn xa hơn, rất có thể cả cuộc đời người đó chẳng thể tìm thấy cơ hội để đổi đời.
Khó khăn là điều hiển nhiên mà mỗi người phải gặp nếu đã sống trên đời. Đừng oán trách mà hãy tìm cách khắc phục.
Loại thứ hai: Tiền hiếu thuận nhất định phải tiêu
Tiền hiếu thuận ở đây chính là khoản tiền trích ra chu cấp, biếu bố mẹ. Khoản tiền này không thể không tiêu!
Hãy thử nghĩ mà xem, bố mẹ các bạn có bao giờ vì thiếu tiền, phải vay nợ mà bỏ mặc các bạn không nuôi các bạn khôn lớn nên người? Họ, dù có nghèo đến thế nào cũng vẫn cố gắng hết sức dưỡng dục con cái trưởng thành, không phải vậy sao?
Thế nên, những người làm con sau khi đã đủ lông đủ cánh, báo đáp lại bố mẹ là điều nên làm, cớ sao có thể nói có tiền mới biếu bố mẹ, không có thì không biếu?
Loại thứ ba: Tiền báo đáp nhất định phải tiêu
Tiền báo đáp trong đó có tiền từ thiện, tiền báo đáp xã hội và báo đáp cả những người xung quanh mình…
Trong cuốn sách “Cha giàu cha nghèo”, tác giả Robert Kiyosaki viết rằng, người cha giàu tin tưởng sâu sắc rằng tiền, trước tiên phải bỏ ra mới mong có hồi đáp.
Vì thế, khi còn trẻ, mỗi người hãy tự hình thành một thói quen “bỏ ra” thay vì khư khư giữ của, bất luận là ở vào hoàn cảnh nào cũng nên quyên góp tùy theo khả năng để báo đáp xã hội.
Muốn thành công, giàu có tốt nhất là để mỗi người được làm điều mình yêu thích
Có một cậu bé lúc nhỏ học tập rất kém, kiểm tra luôn sai, không được 60 điểm, không đạt tiêu chuẩn. Một năm nọ, cậu vô cùng khó khăn mới kiểm tra được hơn sáu mươi điểm, rất vui mừng cậu cầm bài về khoe với cha.
Khi thi đại học, năm thứ nhất không thi đậu, năm thứ hai lại thi rớt, cho đến năm thứ ba cuối cùng cũng có thể thành công. Điểm chuẩn của đại học là 361 điểm, cậu thi được 361,5 điểm, khi về đến nhà, cậu viết một dòng chữ thật to trên một tờ giấy đỏ dán trước cửa nhà, đó là “Chúc mừng Lâm Thanh Huyền đã đề tên bảng vàng”.
Cậu được xem như hạt giống nảy mầm, từ khi học lớp ba đã có ước mơ trở thành tác giả, bắt đầu từ tiểu học đã tập viết 500 từ một ngày, khi trung học mỗi ngày viết 1000 từ, lên phổ thông mỗi ngày viết 2000 từ, khi học đại học mỗi ngày luyện viết 3000 từ, cứ như vậy kiên trì, cho đến bây giờ đã viết ra 131 cuốn sách.
Và người ấy chính là nhà văn người Đài Loan nổi tiếng Lâm Thanh Huyền với hàng trăm tác phẩm nổi bậc đặc biệt về các câu chuyện Phật Giáo.
Nhà văn Lâm Thanh Huyền cũng từng khuyên con trai của mình khi trưởng thành như thế này “Đại kỳ nguyện, kiên kỳ chí, hư kỳ tâm, nhu kỳ khí“, có nghĩa là một người thành công chỉ cần có một lý tưởng, nguyện ước to lớn, ý chí kiên cường, thái độ khiêm nhường, và khí chất nhẹ nhàng.
Vì vậy thành tích học tập không hề quyết định sự thành hay bại trong đời của một người mà nằm ở thái độ sống của bạn như thế nào. Do đó chúng ta không thể nhìn vào đó để phán đoán một người cũng như các bậc phụ huynh cũng không nên nhìn vào đó mà gây áp lực cho con trẻ.