Phụ Nữ Sức Khỏe

Để trẻ tự kỷ hòa nhập với cộng đồng

Nhiều phụ huynh còn có những nhận thức sai lầm về căn bệnh này, dẫn đến việc trẻ tự kỷ khó hòa nhập với cộng đồng.

Dù chưa có con số thống kê cụ thể về số trẻ mắc chứng tự kỷ, nhưng qua quá trình khám, chữa bệnh các bác sĩ cho biết, hiện số trẻ mắc đang ngày càng trẻ hóa và số trẻ lớn tuổi mắc ngày càng gia tăng. Điều đáng nói là nhiều phụ huynh còn có những nhận thức sai lầm về căn bệnh này, dẫn đến việc trẻ tự kỷ khó hòa nhập với cộng đồng.

Mỗi ngày gần 20 trẻ đến khám tự kỷ

Qua tổng kết quá trình khám, chữa bệnh tại Khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho thấy, trong 5 năm từ 2011 – 2015 có 15524 lượt trẻ đến khám đánh giá tự kỷ, chiếm 24,43% số lượt trẻ khám chuyên khoa tâm thần , số trẻ trai gấp 5-6 lần trẻ gái, trung bình có 10-16 trẻ đến khám tự kỷ/ngày làm việc. Trong đó, hơn 80% số trẻ tự kỷ đi khám là dưới 5 tuổi, khoảng 37% số trẻ 2 tuổi và dưới 2 tuổi, số trẻ lớn có xu hướng tăng dần.

Ths.BS Thành Ngọc Minh – Trưởng khoa Tâm bệnh (BV Nhi Trung ương)

Đó là chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nếu tính chung tại tất cả các chuyên khoa tâm thần nhi tại các bệnh viện tâm thần và các phòng phục hồi chức năng của các cơ sở y tế trong cả nước, chắc chắn con số trẻ mắc tự kỷ sẽ cao hơn nhiều.

Chia sẻ với phóng viên về nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ tự kỷ đang ngày càng gia tăng, Ths.BS Thành Ngọc Minh – Trưởng khóa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, cho đến thời điểm này chưa hề có một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra chính xác nguyên nhân mắc bệnh tự kỷ, mà tất cả mới chỉ ở dạng giả thuyết hoặc nhóm nguyên nhân.

“Tóm lại, tự kỷ là do đa nguyên nhân, đó có thể là do yếu tố gen, gia đình, có thể do môi trường sống, …chứ không có nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nào”, BS Minh khẳng định.

Tuy nhiên, cũng có không ít quan niệm cho rằng, trong xã hội hiện đại, phụ huynh thường quan tâm đến công việc nhiều hơn con cái, rồi để con cái tiếp cận với máy móc, thiết bị điện tử nhiều hơn là tiếp xúc với cộng đồng…Đó chính là nguyên nhân khiến bệnh tự kỷ tăng cao?

Các bác sĩ đang trị liệu cho trẻ, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách trị liệu

Trước câu hỏi này, BS Minh khẳng định: “Nói trẻ xem điện thoại, máy tính nhiều là hoàn toàn không có căn cứ cơ sở. Tuy nhiên, việc cháu bé khi đến tuổi tập nói, giao tiếp mà không được đi học, suốt ngày bị nhốt ở trong môi trường kín thì sẽ khiến bệnh nặng nề hơn”.

Một vấn đề nữa, BS Minh vô cùng quan ngại, đó là tâm lý của các bậc phụ huynh khi trẻ có dấu hiệu điển hình của bệnh tự kỷ, thậm chí là khi bác sĩ chẩn đoán ra bệnh rồi vẫn không tin đó là sự thật.

BS Minh cho biết, độ tuổi vàng để can thiệp trẻ tự kỷ là từ 24 đến 48 tháng, nhưng ở lứa tuổi này, nếu có chẩn đoán ra bệnh thì cũng gặp phải không ít rào cản để can thiệp cho trẻ.

“Nhiều ông bố mà mẹ, không chấp nhận khi cho rằng con mình mắc bệnh tự kỷ. Thậm chí, khi con 2 tuổi chưa nói được vẫn có tâm lý cố chờ đợi và dẫn chứng muôn vàn ví dụ về cháu A, cháu B … 3,4 tuổi mới biết nói để ngụy biện. Như vậy, chính các bậc phụ huynh đã bỏ qua giai đoạn vàng để điều trị cho trẻ”, BS Minh cảnh báo.

Đồng quan điểm trên BSCKII Lê Đào Nghĩa - Phó trưởng Khoa Nhi và Tâm lý lâm sàng (Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương – Hà Nội), cho biết hiện không ít ông bố bà mẹ còn có tâm lý dấu diếm, e ngại khi con mắc bệnh tự kỷ.

“Họ (phụ huynh) nghĩ rằng, nếu người khác biết con mắc tự kỷ thì sẽ bị kỳ thị, nên họ tìm mọi cách dấu diếm, thậm chí họ còn không dám đưa con đến bệnh viện hoặc khoa tâm thần để khám và họ tự mò mẫm các thông tin trên mạng internet để điều trị cho con. Như vậy phương pháp can thiệp điều trị không đúng và sẽ để lại nhiều hệ lụy đau lòng”, BS Nghĩa cho hay.

Bố mẹ vừa là bạn, vừa là bác sĩ

BSCKII Lê Đào Nghĩa – - Phó trưởng Khoa Nhi và Tâm lý lâm sàng (Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương – Hà Nội)

Theo các chuyên gia, việc bố mẹ tự suy đoán bệnh con và tự mò mẫm chữa bệnh cho con là vô cùng nguy hại. Bởi ngay cả các bác sĩ khi nhìn một đứa trẻ dù có biểu hiện đặc thù nhưng cũng không bao giờ dám kết luận nếu chưa được thăm khám và test cụ thể trên trẻ.

“Khi phụ huynh phát hiện trẻ có biểu hiện chậm nói, khi giao tiếp không nhìn vào mắt người đối diện, chơi một mình không chơi với trẻ khác, lặp đi lặp lại một hành vi…thì cần phải đưa trẻ đến khám tại khoa tâm lý hoặc tâm thần các bệnh viện ngay lập tức, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời”, BS Lê Đào Nghĩa khuyến cáo.

Còn tại khoa Tâm thần (Bệnh viện Nhi Trung ương), các bác sĩ đã xây dựng mô hình cá thể hóa. Theo đó, khi trẻ được chẩn đoán chính xác mắc bệnh tự kỷ sẽ được điều trị trị liệu qua các đợt tùy vào mức độ trẻ mắc nặng hay nhẹ.

Theo điều dưỡng Nguyễn Thị Đào (khoa Tâm bệnh – Bệnh viên Nhi Trung ương), giai đoạn tốt nhất để điều trị tự kỷ cho trẻ là từ 2-3 tuổi, ở giai đoạn này trẻ sẽ được áp dụng các liệu pháp can thiệp hành vi, ngôn ngữ và nhận thức. Tuy nhiên, đó là nói trên lý thuyết, bởi thực tế mỗi trẻ mỗi khác nên sẽ phải dựa trên thực thể mỗi trẻ để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

“Điều khó khăn nhất khi trị liệu trẻ tự kỷ đó là quản lý hành vi ở trẻ, vì trong quá trình dạy, trẻ rất dễ kích động, đôi khi chỉ một hành động hoặc tiếng động phát ra cũng khiến trẻ kích động.

Bởi vậy, người dạy trẻ trước hết phải hiểu trẻ, phải tiên lượng được khi nào hành vi của trẻ xảy ra,  khi nào tác động vào trẻ thì có tác dụng và tác động bằng phương pháp nào là phù hợp…”, điều dưỡng Đào chia sẻ.

Còn theo BS Thành Ngọc Minh, đối với việc trị liệu cho trẻ tự kỷ thì bệnh viện, bác sĩ chỉ là “phụ đạo” chứ không phải hạt nhân trung tâm giúp trẻ hòa nhập cộng đồng. “Với nhân lực hiện có, chúng tôi không thể đủ để giúp trẻ trị liệu trong một thời gian dài được, chính bởi vậy chúng tôi phải có những buổi hướng dẫn, khóa đào tạo cho chính phụ huynh học sinh, để từ đó phụ huynh tự trị liệu cho con mình”, BS Minh cho hay.

Theo BS Minh, bố mẹ chính là người gần trẻ, hiểu trẻ nhất vì thế khi trang bị cho họ phương pháp thì họ sẽ là người giúp con mình hòa nhập lại với cộng đồng và sự tiến bộ của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ.

“Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào điều trị khỏi bệnh tự kỷ. Vì trẻ khi nhỏ tự kỷ thì lớn lên vẫn là tự kỷ. Có điều, nếu can thiệp sớm và đúng cách thì trẻ sẽ hòa nhập cộng đồng được tốt hơn, đỡ là gánh nặng cho gia đình và xã hội hơn”, BS Thành Ngọc Minh nói.

Được biết, hiện nay khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương) thực hiện tư vấn cho các bậc phụ huynh có con nghi ngờ mắc bệnh tự kỷ vào sáng thứ 3 và chiều thứu 5 hàng tuần. Tại đây, phụ huynh sẽ được tư vấn các dấu hiệu nhận biết, cách tiếp xúc, chăm sóc và trị liệu trong trường hợp trẻ mắc bệnh.

Theo Gia đình Việt nam

Tin liên quan

12 điều nên làm giúp nhanh có thai tự nhiên

Với những vợ chồng đang mong muốn có con, việc thay đổi một số thói quen và áp dụng các...

Ca sinh đôi 'triệu năm có một'

Hai em bé chào đời từ 2 tử cung khác nhau của người mẹ đã trở thành câu chuyên thu...

Em bé chào đời với dây rốn quấn 3 vòng cổ

Bé trai nặng 3 kg chào đời an toàn nhưng điều khiến các y bác sĩ ngạc nhiên là trên...

Không chỉ 'ghi điểm với thành tích học tập xuất sắc, con gái Bình Minh gây ấn tượng vượt trội...

Con gái của diễn viên Bình Minh - An Nhiên được khen gương mặt xinh xắn, chiều cao vượt trội...

Ái nữ đầu lòng của Bình Minh trổ dáng thiếu nữ, ngoại hình ngày càng xinh đẹp, thướt tha, khiến...

Mới đây, Anh Thơ - bà xã diễn viên Bình Minh - chia sẻ con gái đầu lòng là An...

Tìm hiểu cách chữa u nang buồng trứng an toàn và hiệu quả

Cách chữa u nang buồng trứng như thế nào vừa an toàn vừa hiệu quả là vấn đề được nhiều...

Những biểu hiện u nang buồng trứng các chị em cần phải biết

U nang buồng trứng ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai ở các chị em. Nắm rõ biểu hiện...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình