Phụ Nữ Sức Khỏe

Đẩy giá thuốc điều trị cúm, Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm, đặc biệt các thuốc điều trị cúm A và xử lý nghiêm các vi phạm.

Ngày 28-7, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị cúm mùa. Theo đó, trong thời gian vừa qua, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, số ca cúm mùa có xu hướng gia tăng, trong đó tỉ lệ ca mắc cúm A qua thống kê của các bệnh viện tăng cao so với các năm trước.

Để bảo đảm việc cung ứng thuốc điều trị cúm và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir), Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh thành phố; các bệnh viện/viện trực thuộc Bộ; các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc đảm bảo cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị cúm.

Nhiều người dân tự mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm

Cục Quản lý Dược yêu cầu các tỉnh, TP khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

Chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng trực thuộc Sở Y tế chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

Chỉ đạo các bệnh viện, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc (niêm yết giá thuốc và bán theo giá niêm yết, mua thuốc theo giá không cao hơn giá bán buôn, bán lẻ kê khai, kê khai lại đã công bố), không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh dược và người dân về việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị cúm theo đúng quy định; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm, đặc biệt các thuốc điều trị cúm A và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.

Cục Quản lý Dược yêu cầu các bệnh viện chủ động triển khai kế hoạch bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, thực hiện đúng các quy định về quản lý giá thuốc.

Điều trị bệnh nhân cúm A tại Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn - Ảnh: Lê Chi

Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thuốc điều trị cúm, trong đó có các thuốc điều trị cúm A, chủ động khẩn trương lên kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện các hợp đồng cung ứng thuốc với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo kết quả trúng thầu đã ký kết.

Các cơ sở bán lẻ thuốc có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Cục Quản lý Dược yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc phải tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý giá thuốc (niêm yết giá thuốc và bán theo giá niêm yết, mua thuốc theo giá không cao hơn giá bán buôn, bán lẻ kê khai, kê khai lại đã công bố), tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi.


Thời gian qua, nhiều người dân đã tự mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm tại nhà. Bác sĩ Phạm Thị Kiều Loan, Khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết việc sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

Các chuyên gia y tế cho biết triệu chứng cúm A nhẹ có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi nhiều và uống đủ nước. Đối với nhiễm cúm nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để chống lại nhiễm trùng. Các thuốc kháng virus phổ biến bao gồm: Zanamivir (Relenza), oseltamivir (Tamiflu)… Tuy nhiên, điều trị cúm A là điều trị triệu chứng, trong đó các thuốc kháng virus chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

Theo D.Thu/Người Lao Động

Tin liên quan

Rối loạn giấc ngủ và vấn đề sức khỏe tâm thần sau mắc COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã đặt ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, kể...

Nguyên nhân khiến bạn bị sụt cân đột ngột

Ung thư, viêm loét dạ dày, bệnh tiểu đường hay trầm cảm đều là những nguyên nhân khiến bạn giảm...

TPHCM sẽ tái lập khai báo y tế tại cửa khẩu ngăn bệnh đậu mùa khỉ

UBND TPHCM vừa gửi đến Bộ Y tế văn bản kiến nghị về việc cho phép thành phố thực hiện...

Đây là kiểu ngủ trưa có liên quan đến huyết áp cao, thậm chí gây ra đột quỵ mà nhiều...

Một nghiên cứu mới được công bố hôm thứ 2 (25/7) trên tạp chí Hypertension thuộc Hiệp hội Tim mạch...

Phát hiện ung thư phổi giai đoạn 4 sau cơn đau ngực, ho khan

Người đàn ông ở Hà Nội tiền sử khỏe mạnh, 2 tuần nay đau ngực phải, khó thở tăng dần...

Ngủ trưa sai cách có thể gây hại cho tính mạng

Nghiên cứu mới phát hiện những người thường xuyên ngủ trưa có nguy cơ bị cao huyết áp, đột quỵ...

Sự nguy hiểm khi tái mắc Covid-19 nhiều lần

Tình trạng tái mắc Covid-19 đang phổ biến hơn bao giờ hết. Chỉ cách đây chưa đầy một năm, hiện...

Tin mới nhất

Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc

5 giờ trước

Cách nấu cari dê Ấn Độ siêu ngon, càng ăn càng thèm

9 giờ trước

Giảm axit uric bằng 6 loại thực phẩm này

9 giờ trước

Bật mí 9 loại hạt khô giúp giảm cholesterol, bảo vệ tim mạch

9 giờ trước

Thải độc cơ thể hiệu quả với 5 loại thực phẩm quen thuộc

9 giờ trước

Bất ngờ với tác dụng của trứng gà đối với trí não

9 giờ trước

7 thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng trong mùa lạnh cuối năm

9 giờ trước

Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi ăn chuối với sữa?

9 giờ trước

6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!

13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình