Phụ Nữ Sức Khỏe

Sự nguy hiểm khi tái mắc Covid-19 nhiều lần

Tình trạng tái mắc Covid-19 đang phổ biến hơn bao giờ hết. Chỉ cách đây chưa đầy một năm, hiện tượng này rất hiếm. Nhưng từ khi Omicron xuất hiện, mọi chuyện đã khác.

Theo New York Times, nguyên nhân chính là nCoV đã thành thạo hơn việc tái tạo lại bên trong chính cơ thể con người. Hiện tại, những người bị nhiễm biến chủng Omicron gốc bắt đầu báo cáo về lần mắc Covid-19 thứ 2, thậm chí thứ 3. Chủng mà họ nhiễm sau đó là các biến chủng phụ mới của Omicron như BA.2, BA.2.12.1 tại Mỹ hoặc BA.4, BA.5 ở Nam Phi.

Các chuyên gia nhấn mạnh những người này có thể tiếp tục mắc Covid-19 lần thứ 3 hoặc 4, thậm chí chỉ trong năm nay. Không ít bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng triệu chứng kéo dài hàng tháng đến hàng năm không dứt. Hội chứng hậu Covid-19 đang dần phổ biến.

Việc tái nhiễm tác động như thế nào đến sức khỏe?

Trên thực tế, điều này vẫn là câu hỏi không có đáp án. Nhiều dữ liệu đã được công bố về mức độ nguy hiểm của lần mắc Covid-19 thứ 2, 3. Nhưng nó có nhiều điểm mâu thuẫn với nhau.

Một nghiên cứu của Mỹ trên 39.000 ca tái nhiễm từ Bộ Cựu chiến binh cho thấy "tái nhiễm làm tăng nguy cơ tử vong đến từ mọi nguyên nhân và các kết quả có hại cho sức khỏe".

Giám đốc Y tế của Healthdirect Australia, tiến sĩ Nirvana Luckraj, cho biết: "Các nghiên cứu đang chỉ ra tái nhiễm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe cao hơn, đặc biệt với người vốn có nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Nó cũng kéo theo những vấn đề hậu Covid-19. Bạn có thể nhiễm biến chủng mới khiến trải nghiệm mắc Covid-19 hoàn toàn khác và quá trình hồi phục khó hơn, lâu hơn".

Tái mắc Covid-19 gây ra những triệu chứng khác nhau giữa các lần nhiễm bệnh là điều rất phổ biến. Ảnh: The Conversation.

Tháng 10/2020, một người đàn ông 25 tuổi ở Nevada, Mỹ, mắc Covid-19 lần 2 với lần sau nghiêm trọng hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet, không giống lần đầu, bệnh nhân phải nhập viện và thở oxy vì khó thở, SpO2 thấp mức báo động, kèm theo triệu chứng đau cơ, ho… Mặc dù trước đó, người này không có tiền sử bệnh lý nền, không bị suy giảm hệ miễn dịch.

Nhóm chuyên gia phát hiện nam bệnh nhân nhiễm 2 biến chủng nCoV khác nhau. Các giả thuyết được đưa ra là người này tiếp xúc liều lượng virus cao nên dẫn đến tái nhiễm, lần sau nặng hơn lần trước. Giả thuyết thứ 2 là phiên bản virus sau đó có thể mang độc lực mạnh hơn. Giả thuyết thứ 3 là các kháng thể phản ứng quá mạnh trong lần mắc thứ 2 khiến triệu chứng biểu hiện nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, nhà dịch tễ học John Ioannidis, Đại học Stanford, đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Regional Health - Europe, cho biết dữ liệu tại tỉnh Vojvodina, Serbia, cho thấy dường như tác động sức khỏe ở người tái nhiễm ít nghiêm trọng hơn.

Ông nói: “Những gì chúng tôi thấy, ít nhất là trong phân tích này, là khi tái nhiễm, nguy cơ nhập viện thấp hơn 4 lần so với lần mắc đầu tiên. Nguy cơ tử vong thấp hơn 10 lần. Đến nay, có vẻ như tái nhiễm rất thường xuyên nhưng không nghiêm trọng", ABC News dẫn lời.

Kết quả này trùng với quan điểm của Giáo sư Paul Hunter, Đại học East Anglia, Anh. Trên The Conversation, vị chuyên gia nhận định lần mắc Covid-19 thứ 2 thường ít nghiêm trọng hơn ở nhóm chưa được tiêm chủng. Đây là lý do tỷ lệ nhập viện thấp, có thể kết luận xu hướng tái mắc Covid-19 thường là bệnh nhẹ.

Ngoài ra, sau khi khỏi Covid-19, người bệnh được tiêm thêm vaccine, điều này giúp nâng cao khả năng miễn dịch, mang đến cho họ khả năng bảo vệ tốt hơn trước sự tấn công của virus.

Khả năng chống lại nguy cơ bị nhiễm virus suy giảm, song kháng thể từ vaccine và lần mắc Covid-19 trước đó vẫn bảo vệ F0 khỏi bị bệnh nặng, tử vong. Do đó, nhìn chung, mắc Covid-19 lần 2 thường nhẹ hơn, mặc dù số lượng và tần suất triệu chứng có vẻ nhiều lên.

Một số trường hợp mắc Covid-19 lần 2 nghiêm trọng hơn lần một. Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn chưa thể giải mã. Ảnh: Freepik.

Hậu Covid-19

Nhưng điều đáng lo hơn lúc này là mỗi lần mắc Covid-19 đều mang theo nguy cơ gặp di chứng cho người bệnh. Họ phải sống với hàng loạt triệu chứng có thể tồn tại nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thế giới còn quá sớm để biết mức độ thường xuyên nhiễm Omicron có dẫn đến hậu Covid-19 hay không, đặc biệt ở những người đã tiêm phòng.

Các chuyên gia khác cho rằng để bắt kịp với sự phát triển của virus, vaccine Covid-19 nên được cập nhật nhanh hơn, thậm chí phải nhanh hơn vaccine cúm hàng năm.

Nhà virus học Kristian Andersen, Viện nghiên cứu Scripps ở San Diego, Mỹ, chia sẻ: “Mỗi lần chúng ta nghĩ mình đã vượt qua được đại dịch, đang thắng thế trước virus, nó lại có 'mánh khóe' mới. Chúng ta không thể kiểm soát nó bằng cách cho tất cả mắc bệnh và hy vọng điều tốt hơn sẽ đến".

Ông nói thêm nếu kiểm soát dịch bệnh theo cách hiện tại, hầu hết người dân sẽ nhiễm nCoV ít nhất một vài lần trong một năm.

Bao giờ tái nhiễm kết thúc?

Với sự gia tăng đột biến sau mỗi lần Omicron phát triển và làn sóng tái nhiễm, mối quan tâm hàng đầu của các chuyên gia y tế là sự tiến hóa tiếp theo của Covid-19.

Tiến sĩ Luckraj nhận định các biến chủng phụ BA.4 và BA.5 có thể không phải là dấu chấm hết của virus. "Lịch sử tự nhiên của virus chứng minh nó liên tục phát triển để tồn tại. Vì vậy, tôi nghĩ chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến ngày càng nhiều biến chủng phụ xuất hiện", bà nói.

Trong khi đó, Giáo sư Ioannidis trấn an người dân không nên quá hoảng sợ: "Không có gì đảm bảo biến chủng tiếp theo sẽ trông như thế nào nhưng những gì chúng ta đã thấy cho đến nay đang tương đồng với việc virus tiến hóa đến giai đoạn đặc hữu. Chúng ta có thể sống chung với Covid-19. Thật tuyệt nếu nhân loại loại bỏ hoàn toàn Covid-19 nhưng điều đó rất khó xảy ra".

Không ai chắc chắn việc nhiễm Omicron không gây di chứng hậu Covid-19 hoặc bệnh nhẹ hơn. Thế giới vẫn ghi nhận người tử vong khi nhiễm chủng này. Và với sự tồn tại dai dẳng của Covid-19, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là hạn chế việc để bản thân nhiễm bệnh.

Theo Bảo Hân/ Zing News

Tin liên quan

WHO kêu gọi giảm số lượng bạn tình để tránh bệnh đậu mùa khỉ

Khi số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đang tăng nhanh trên toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới...

Căn bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 30%

Virus gây ra tình trạng chảy máu mắt khiến một phần ba số bệnh nhân không qua khỏi.

Việt Nam đối mặt nguy cơ 4 dịch chồng nhau

Trong nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập, Covid-19 có thể bùng phát trở lại thì số ca mắc...

Không chỉ cúm A, một loại cúm khác cũng đặc biệt nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách

Theo BS Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới TW (Đông Anh, Hà Nội), việc cúm A hiện...

Đáng ngạc nhiên: Nhờ ác mộng mà biết bệnh Parkinson

Theo một nghiên cứu tiết lộ, ác mộng có thể là dấu hiệu sớm nhất của bệnh Parkinson.

4 giai đoạn diễn biến bệnh đậu mùa khỉ: Triệu chứng từ nhẹ đến nặng

Theo các chuyên gia, nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào nước ta là rất lớn. Việt Nam...

Thành phố Vũ Hán phong tỏa quận triệu dân vì COVID-19

Một quận ngoại ô thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) đã bị phong tỏa sau khi phát hiện 4...

Tin mới nhất

Điều gì xảy ra nếu bạn uống bia mỗi ngày?

3 giờ trước

10 lý do tại sao bạn nên cân nhắc thực hiện chế độ ăn uống linh hoạt

3 giờ trước

Ăn luân phiên những thực phẩm này nếu bạn đang muốn giảm cân

4 giờ trước

6 thay đổi lối sống cần thực hiện để giảm cholesterol "xấu"

4 giờ trước

Gia cầm chết do lũ lụt có an toàn để sử dụng?

4 giờ trước

Lũ kéo về ở các tỉnh miền Bắc: Uống nước đun sôi có đảm bảo an toàn? Bộ Y tế...

4 giờ trước

Tiềm ẩn những rủi ro về sức khỏe trong mùa mưa bão khi trữ quá nhiều thực phẩm trong nhà

4 giờ trước

Chị em dầm mình trong mưa lũ có nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa? Chuyên gia chia sẻ về điều...

4 giờ trước

5 thói quen tưởng thư giãn 'chữa lành' hóa ra lại gây hại sức khỏe vô cùng

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình