Đúng như câu nói: “muốn nhìn thấu nhân phẩm của một người chỉ cần quan sát thời điểm họ và mình có xung đột về lợi ích là đủ”. Vậy nên, muốn biết ai là quân tử hay tiểu nhân chỉ cần dựa vào mức ‘chịu thiệt thòi’ của họ trong mối quan hệ giữ người với người sẽ rõ.
Việc kết giao với kẻ tiểu nhân sẽ khiến ta gặp nhiều phiền toái, nặng lòng xót xa. Bởi lẽ, dù ta có chân thành với họ bao nhiêu thì chỉ nhận lại lọc lừa, dối trá. Thế nên, ai cũng nên trạng bị cho mình cách nhìn rõ người tiểu nhân để có thể chủ động giữ khoảng cách và đề phòng.
Sau đây là những biểu hiện thường thấy trong cách ăn nói, hành động của người tiểu nhân:
1.Thích nịnh nọt, ‘thảo mai’ với người khác
Khi tiếp xúc với ta, họ gần gũi thân thiện và tỏ ra chân tình. Chính sự chân thành, những lời khen ngợi ấy khiến ta dễ dàng buông bỏ rào chắn bảo vệ mình xuống, tin tưởng và xem trọng họ. Khi đã tin cậy ai đó, ta rất dễ ‘buột miệng’ nói ra những điều bí mật có hại cho chính mình mà vẫn đinh ninh nghĩ rằng họ sẽ giữ kín giúp ta. Thế nhưng, chỉ cần ta quay lưng, mọi bí mật sẽ bị tung hê, khiến ta tựu đẩy ta vào thế bất lợi mà không hề hay biết.
2. Thích nói xấu sau lưng người khác
Người tiểu nhân thường rất khéo ăn nói, trước mặt ta họ sẽ khen ngợi ta hết mực và ‘dìm hàng’ người vắng mặt. Thế nhưng, trước mặt người kia họ lại nói ta không ra gì, cách làm này khiến họ được lòng cra đôi bên nhưng lại ngấm ngầm chia cắt tình cảm tốt đẹp của hai người bạn.
Vậy nên, khi nghe người khác nói xấu về một người không có mặt ở đó với ta, ta đừng vội mừng mà hãy nghĩ rằng nếu họ có thể nói xấu người kia thì ta chắc chắn cũng là nạn nhân.
3. Gió chiều nào xoay chiều đó
Biểu hiện rõ nhất là ở cách người tiểu nhân chọn bạn bè, nếu ta không có giá trị lợi dụng họ sẽ không bao giờ kết giao. Trái lại, nếu thấy có thể lợi dụng đối phương hoặc tìm kiếm được lợi ích nơi đối phương thì họ sẽ tìm mọi cách để kết thân, gần gũi và xu nịnh để được lòng.
Ví như, tại chốn công sở người tiểu nhân rất thích kết bè kết phái, nếu bè phái nào đang ở thế thượng phong họ sẽ bợ đỡ và kết thân.
4. Thích thể hiện, giành công
Trước mặt người có quyền hành, chức vụ cao hơn mình người tiểu nhân rất thích ‘làm màu’. Họ thường cố tình tỏ ra nhiệt huyết, đam mê và nhiệt tình với công việc nhưng cấp trên vừa đi khuất họ sẽ để lộ bộ mặt thật của mình.
Chưa kể, họ thích nhận vơ thành công vào mình dù đó là công sức của cả tập thể. Sự kể công, vùi dập người khác để đẩy mình lên là cách họ tự vẽ nên ‘thành tích’ ảo cho mình.
5. Luôn đổ trách nhiệm cho người khác
Người tiểu nhân rất mồm mép, dù sai rành rành nhưng họ luôn tìm mọi cách để đùn đẩy tách nhiệm sang một người khác, bắt một người khác phải đắng cay chịu trách nhiệm thay mình. Chưa kể, nếu biết chuyện xấu của mình sắp bại lộ, họ sẽ thêu dệt một câu chuyện hoàn toàn khác và kể lể với từng người một. Đây chính là cách để khi mọi việc bị phơi bày, ai cũng tin họ không sai và bị hãm hại nhưng sự thật lại hoàn toàn trái ngược.
6. Thích đơm đặt, bịa chuyện
Những người nói trạng để tạo nên không khí vui vẽ, dễ chịu khi giao tiếp khác hoàn toàn với kẻ tiểu nhân. Nếu người khác nói khoác để mua vui thì những kẻ tiểu nhân bịa chuyện để làm lợi cho mình, gây bất lợi cho đối phương. Họ sẵn sàng dựng lên một câu chuyện dối trá để hạ bệ đối phương và nâng cao chính mình.
7. Thường ‘cười góp’, ‘bồi dao’ khi người khác đang gặp hoạn nạn
Người xưa có câu ‘hoạn nạn mới biết chân tình’ quả không sai. Những người khi ra gặp khó khăn, vấp ngã sẵn sàng chìa tay nâng ta lên chính là quân tử. Những kẻ nhân lúc ta thất thế lại bồi thêm để nhấn chìm ta chính là phường tiểu nhân.
8. Sẵn sàng giẫm lên người khác để tiến thân
Nếu hai người cùng góp vốn làm ăn, cùng chịu trách nhiệm một dự án, hay đơn giản hơn là cùng làm một bài tập nhóm. Trong khi ta cật lực làm việc, chăm chỉ siêng năng thì đối phương lười nhác hưởng thụ nhưng đến khi có thành quả họ lại đứng lên nhận hết công lao về mình thì đấy đích thị là kẻ tiểu nhân.
Nếu người bạn chơi thân hay quen biết có chỉ 2 trong 8 đặc điểm của kẻ tiểu nhân trên thì hãy tránh họ càng xa càng tốt. Đừng để mình bị lợi dụng, hãm hại và vùi dập mới nhận ra chân tướng thì đã quá muộn.