Để có được cái nhìn cụ thể, hãy cùng tìm hiểu sự thật từ 5 lời đồn đoán mà bạn vẫn hay thường nghe sau:
1. Lời đồn đoán: Thực phẩm làm từ đậu nành tăng nguy cơ mắc ung thư vú
Sự thật: “Như một phần không thể thiếu của chế độ dinh dưỡng, thực phẩm nguyên chất từ đậu nành rất an toàn” Bác sĩ Denise Millstine, giám đốc bệnh viện Mayo ở Scottsdale tuyên bố.
“Trải qua rất nhiều năm, đậu nành mang lấy tiếng xấu bởi isoflavones - một loại hoạt chất tự nhiên có trong mầm đậu nành mang cấu trúc tương tự với estrogen – loại hoocmon trong cơ thể nữ giới làm tăng tế bào ung thư vú. Và rồi người ta sợ rằng hoạt chất isoflavones có thể hoạt động giống estrogen và khiến căn bệnh trở nên xấu hơn. Thế là họ truyền miệng, bảo nhau trên khắp các diễn đàn rằng hãy tránh xa đậu nành” - Ông Meyers, giám đốc trung tâm nghiên cứu ung thư Perlmutter cho biết.
Thế nhưng rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống nhiều đậu nành chẳng những không làm tăng nguy cơ ung thư vú mà ngược lại có thể tác động căn bệnh theo hướng tích cực.
Cụ thể, một nghiên cứu đã được thực hiện trên 73.000 phụ nữ Trung Quốc cho thấy những người ăn ít nhất 13 gam protein đậu nành mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 11% so với người chỉ ăn ít hơn 5 gam một ngày.
“Ở phương Đông, người ta ăn đậu nành từ khi còn rất trẻ và ăn theo phương thức truyền thống, chính vì vậy tỉ lệ mắc bệnh củng thấp hơn so với phương Tây” Meyers cho biết thêm.
2. Lời đồn đoán: Tất cả các loại đậu nành đều có cùng tác động lên cơ thể.
Sự thật: Cơ thể tiêu thụ đậu nành tự nhiên như đậu phụ, tương đậu, sữa đậu nành khác hẳn so với loại được cho vào thực phẩm công nghiệp.
Protein đậu nành được tìm thấy trong thực phẩm bổ sung, bột protein và các chất thay thế thịt thường bị tước đi nhiều chất dinh dưỡng, như chất xơ.
Quan trọng, trong một nghiên cứu, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng thực phẩm bổ sung đậu nành có khả năng kích hoạt các gene thúc đẩy sự phát triển ung thư ở phụ nữ mắc ung thư vú ở giai đoạn đầu. Chính vì thế, các bác sĩ khuyến khích nên tập trung bổ sung thực phẩm làm từ đậu nành tự nhiên với một lượng hợp lý, khoảng từ 1-2 khẩu phần một ngày.
1 khẩu phẩn đậu nành bao gồm:
- Nửa chén đậu nành tươi luộc
- 1 ly sữa đậu nành
- 1 oz hạt đậu nành (1oz = 28.35g)
- 3 oz đậu phụ
3. Lời đồn đoán: Ăn đậu nành giúp chống lại ung thư vú
Sự thật: Không thể phủ nhận ăn đậu nành rất tốt cho cơ thể, thế nhưng còn quá sớm để kết luận khả năng ngăn chặn ung thư vú của nó.
Các chuyên gia tin rằng hoạt tính isoflavones trong đậu nành có thể ngăn chặn hormone estrogen từ việc thúc đẩy tế bào ung thư vú thay vì phát triển căn bệnh như nhiều người vẫn lầm tưởng. Thế nhưng theo Meyers: “Dù kết quả nghiên cứu rất khả quan, nhưng vẫn chưa có đủ chứng cứ để kết luận điều gì”
4. Lời đồn đoán: Nếu bạn đã từng hoặc đang mắc ung thư vú, hãy tránh xa các loại thực phẩm chứa đậu nành.
Sự thật: Chỉ ăn một lượng đậu nành vừa phải không làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như nguy cơ tái phát.
“Tuy vậy, tôi vẫn khuyên các bệnh nhân mắc ung thư vú nên tránh các thực phẩm bổ sung, không làm từ đậu nguyên chất” Millstine cho biết.
Trong một bản báo cáo, những nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ một khảo sát chế độ ăn uống được thu thập từ hơn 9,500 phụ nữ Mỹ và Trung Quốc. Kết quả, những người khai họ ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành ít có nguy cơ tái phát ung thư khoảng 25% so với những người ăn ít hoặc gần như không ăn. Những thực phẩm này bao gồm đậu phụ, sữa đậu nành và hạt đậu nành.
Nguồn: webmd