Phụ Nữ Sức Khỏe

Đặt vòng tránh thai có đau không?

Đặt vòng tránh thai có đau không và cần lưu ý những gì là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ.

Đặt vòng là biện pháp tránh thai phổ biến được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Với những người mới sử dụng biện pháp tránh thai này lần đầu, chắc hẳn ai cũng băn khoăn vòng tránh thai hoạt động thế nào, đặt vòng tránh thai có đau không và có ảnh hưởng gì đến cơ thể không.  

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai (hay còn được gọi là dụng cụ cổ tử cung) là một dụng cụ bằng nhựa hình chữ  T có gắn thêm một vòng nhỏ ở dưới cùng hoặc bằng đồng được đặt vào trong lòng tử cung của bạn.

Tại đây sẽ diễn ra những thay đổi về mặt sinh hóa, nội mạc tử cung tiết dịch làm hormone prostaglandin tăng lên, do đó tinh trùng không thể đến tử cung, ngăn cản sự thụ tinh.

Ngoài ra, vòng tránh thai còn chứa thuốc như đồng hoặc progesterone ảnh hưởng đến quá trình di chuyển và sống sót của tinh trùng khiến sự thụ tinh bất thành.Phương pháp tránh thai này có hiệu quả khá cao, thường trên 95%, hiệu quả trên 5 năm, không ảnh hưởng đến quá trình quan hệ tình dục của cặp đôi.

Đặt vòng là biện pháp tránh thai hiệu quả được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. (Ảnh minh họa)

Đặt vòng tránh thai có đau không?

Theo khảo sát gần đây trên tờ Dove Medical Press, hầu hết các chị em tham gia đều cho biết cơn đau khi đặt vòng nhẹ hơn những gì họ tưởng tượng. Trước thủ thuật, nhóm nghiên cứu yêu cầu 89 phụ nữ tại Anh dự đoán xem liệu đặt vòng tránh thai có đau không và cơn đau sẽ ở mức nào. Trong thang đánh giá từ 1 đến 10, mức độ trung bình của cơn đau được hình dung là 6. Sau thủ thuật, người tham gia được yêu cầu đánh giá mức độ của cơn đau mình thực sự trải qua, kết quả là 4, thấp hơn 2 điểm.

Mặc dù việc đặt vòng diễn ra rất nhanh, đây vẫn là một tiểu phẫu. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết một số chị em sẽ bị chuột rút tương tự như khi trong kỳ kinh.

Một nửa người tham gia khảo sát đã từng sinh con và đánh giá mức độ đau thực sự thấp hơn nhiều so với tưởng tượng (mức độ lần lượt là 3 và 6). Ngược lại, những chị em chưa qua sinh nở đánh giá mức độ đau cao hơn (mức 6).

Vậy, nếu đang muốn đặt vòng nhưng còn băn khoăn về cơn đau, bạn có thể thảo luận với bác sĩ để tìm ra giải pháp giảm đau phù hợp. Đó có thể là thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc gây mê (hiếm gặp).

Khi đặt vòng tránh thai, bạn sẽ chỉ bị co thắt nhẹ, không quá nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Một số tác dụng phụ thường gặp khi đặt vòng

Đặt vòng là  phương pháp tránh thai hiệu quả, tuy nhiên vẫn có những tác dụng phụ nhất định. Những biểu hiện này có thể khắc phục dễ dàng để cơ thể dần thích nghi với “chiếc vòng mới”.

- Đau bụng dưới: Là phản ứng bình thường khi có vật lạ được đưa vào cơ thể. Bạn sẽ được bác sĩ kê thuốc chống co thắt và giảm đau bụng ngay sau đó. Nếu cơn đau nặng, kéo dài có thể do vòng bị đặt lệch vị trí, vòng quá cỡ, bị nhiễm trùng…chị em cần đi khám ngay.

- Ra huyết âm đạo: Sau khi đặt vòng, chị em thường ra huyết trong 5-7 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài trên 1 tuần thì cần tái khám kiếm tra vị trí vòng đã ổn định hay cần tháo vòng.

- Viêm nhiễm phụ khoa: Khí hư có mùi hôi, sốt nhẹ. Việc tái khám sẽ giúp chị em được xử lý vấn đề này nhanh chóng.

Ngoài ra cũng có một vài biến chứng ít gặp khác khi đặt vòng như: vòng rơi vào ổ bụng, có thai hoặc thai ngoài tử cung.

Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai an toàn, phổ biến; phù hợp với chị em ngại uống thuốc tránh thai hàng ngày hay sử dụng bao cao su. Việc đặt vòng cần được thực hiện ở cơ sơ y tế chuyên khoa, có sự hướng dẫn và theo dõi thường xuyên của bác sĩ sản phụ khoa. Khi bạn muốn mang thai trở lại, áp dụng biện pháp tránh thai khác hay có dấu hiệu mang bầu có thể tháo vòng ra nhanh chóng.

Theo Minh An/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

Những triệu chứng nhiễm giun thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên biết

Sau đây là những thông tin cần nắm về triệu chứng nhiễm giun thường gặp giúp bảo vệ trẻ nhỏ...

Nấm da đầu có lây không?

Chồng tôi mới bị nấm da đầu. Việc sinh hoạt chung cùng một nhà có thể bị lây bệnh không...

Phân biệt ho gà và ho do bệnh hô hấp

Cả tuần nay con tôi bị ho rũ rượi, mặt tím tái nhưng không có tiếng rít. Xin hỏi đây...

Bị nấm lang ben, dùng thuốc gì?

Tôi đang bị lang ben, đã thử áp dụng nhiều cách chữa dân gian nhưng không khỏi. Xin hỏi tôi...

Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Con tôi vừa khỏi bệnh thủy đậu. Xin hỏi căn bệnh này có để lại biến chứng lâu dài gì...

Làm sao để xóa vết bớt trên mặt trẻ?

Con gái tôi năm nay 2 tuổi, sinh ra có một vết bớt ở mặt. Gia đình tôi rất muốn...

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với triệu chứng điển hình bao...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình