Không uống cà phê khi đói
Vị đắng của cà phê cũng có thể kích thích sản xuất axit dạ dày. Do đó, uống cà phê khi bụng đói làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn đường ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS). Cà phê còn gây ra chứng ợ nóng, loét, buồn nôn, trào ngược axit, khó tiêu... vì lúc này trong bụng không có thức ăn nào giúp ngăn axit làm hỏng niêm mạc dạ dày.
Uống cà phê khi đói có thể làm thay đổi chất hóa học trong não, gây lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, hoảng loạn. Nhiều người thường bị đau đầu, đau nửa đầu và huyết áp cao nếu uống cà phê khi chưa ăn gì.
Không uống cà phê vào buổi tối
Tăng huyết áp
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ý, hoạt chất cafein có trong cà phê không chỉ có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương, mà còn kích thích nhịp đập của tim, làm tăng huyết áp. Vì thế, không nên uống cà phê thường xuyên, nhất là những người có tiền sử bệnh cao huyết áp.
Mất ngủ
Khi uống cà phê vào buổi tối, hoạt chất cafein sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn - nguyên nhân chính dẫn đến chứng khó ngủ, mất ngủ. Ngoài ra, cafein còn có tác dụng lợi tiểu, vì vậy, cần tránh uống cà phê vào ban đêm để không bị mất ngủ
Tăng cholesterol
Chất cafestol có trong cà phê khiến lượng cholesterol trong máu tăng lên. Cafestol có nhiều nhất trong các loại cà phê dạng "french press" (cà phê kiểu Pháp). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, nếu uống 5 tách cà phê Pháp mỗi ngày thì sau 4 tuần lượng cholesterol trong máu sẽ tăng từ 6-8%.
Không thêm chất béo vào cà phê như đường trắng, sữa đặc
Uống cà phê là thói quen của nhiều người. Và mỗi người lại có một sở thích riêng khi nói đến bổ sung các nguyên liệu vào cà phê
Thêm một thìa đường trắng vào cốc cà phê để làm dịu vị đắng là một phương pháp cổ điển để mang lại sự cân bằng cho đồ uống. Thật không may, đường không đáp ứng bất kỳ nhu cầu dinh dưỡng nào và ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe, bao gồm bệnh tiểu đường và tăng cân
Nếu bạn yêu thích đồ ngọt nhưng muốn hạn chế lượng đường, hãy sử dụng chất làm ngọt tự nhiên như xi rô phong hoặc mật ong, hoặc thêm một số loại gia vị tự nhiên vào. Hạt cà phê có hương vị là một cách thú vị khác để bổ sung hương vị cho cốc cà phê mà không thêm calo.
Là một thành phần phổ biến trong cà phê sữa đá ở Việt Nam hay Café Canario ở Tây Ban Nha, sữa đặc là một trong những nguyên liệu không tốt cho sức khỏe khi thêm vào ly cà phê buổi sáng.
Chỉ 2 thìa sữa đặc có đường sẽ chứa 22 gam đường và 130 calo —số đường gần bằng một thanh sô cô la thương hiệu Hershey's. Thay vì sữa đặc có đường, hãy thử dùng sữa tươi không đường hoặc sữa thực vật khác.