Cố kinh vân: “phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn”, nghĩa là: Xét người ở đời, búa để trong miệng, sở dĩ giết người, do lời nói ác.
Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Phật dạy trong mười cái nghiệp của con người thì trong đó cái miệng đã chiếm bốn gần một nửa:
1. Chuyện không nói có, chuyện có nói không
2. Nói lời hung ác
3. Nói lưỡi đôi chiều
4. Nói lời thêu dệt.
Khẩu đức đối với bất kỳ ai cũng đều như vậy, rất nhiều phúc báo đều vì cái miệng mà bị tổn hại.
Có người nói: “Tôi chuyện xấu gì cũng không làm mà”. Nhưng phải biết rằng, nếu khẩu nghiệp không tốt, lại càng làm tổn hại phúc báo. Người xưa giảng, ngôn do tâm sinh. Nếu miệng luôn luôn nói lời không tốt, nói chuyện thị phi, lại nói lời chửi mắng nguyền rủa, dạng này tổn hại phúc báo cực kỳ nhanh.
Không chỉ là nói lời gian dối, cho dù là chúng ta nói lời không lễ phép với bề trên, cũng làm tổn hại phúc báo. Có một người phụ nữ lòng oán hận chồng, nói chồng không tốt như thế này thế nọ, chửi rủa đến cả cha mẹ chồng, tổ tiên cũng đưa ra bới móc, nói rất khó nghe. Như vậy tạo khẩu nghiệp rất nghiêm trọng; gia cảnh chỉ biết ngày càng đi xuống, bởi vì phúc báo đều bị cô ấy chửi mắng mà mất hết. Cho nên về khẩu nghiệp này, nhất định phải chú ý!
Miệng cần lưu đức, không nói lời chanh chua, mới có thể lưu lại phúc báo. Vì sao cái miệng có thể làm tổn hại phúc báo? Bởi vì phúc báo là hòa hợp cùng nhân duyên, cũng là một loại năng lượng thể hiện ra.
Người hiểu biết không cần phải nói hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại là khẩu đức của mình.
Người có trách nhiệm không cần quá khắt khe, lưu lại ba phần cho mình, điều lưu lại là sự độ lượng.
Người có khả năng không cần kiêu ngạo, lưu lại ba phần, điều lưu lại là sự thâm sâu.Vi sao nguoi noi loi chanh chua thuong bac menh?
Người sắc sảo không cần lộ hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại chính là sự khiêm nhường.
Người có công không cần thưởng hết, lưu lại ba phần, điều lưu lại là sự khoan dung.