“Khẩu nghiệp” (nghiệp gây ra do lời nói không tốt) theo quan niệm Phật gia, là một loại tội (lỗi) mà một người bình thường dễ phạm phải nhất. Số mệnh của một người tốt hay không, xem người đó có nhiều “khẩu nghiệp” hay không là biết. Vì vậy, “khẩu nghiệp” đối với sinh mệnh mỗi người rất quan trọng.
Hãy ghi nhớ những lời dạy dưới đây để tích phúc báo.
1. Đừng nên đánh giá sự tốt hay xấu của người khác, bởi sự tốt xấu của họ không ảnh hưởng gì tới miếng cơm manh áo của bạn.
Bịa chuyện hại người hoặc nói những sự tốt xấu của người khác gây ly gián, nhằm mưu lợi bản thân là việc tuyệt đối tránh. Triết học gia Vương Sung của Đông Hán từng nói: “Sàm ngôn thương thiện, thanh dăng ô bạch” có nghĩa là không nên nói xấu sau lưng người khác bởi nó sẽ làm cho thiên hạ đều không được yên ổn.
2. Đừng nên đánh giá về tri thức học vấn của người khác, bởi trên thế giới này thứ mà con người luôn thấy thiếu nhất chính là học vấn.
3. Đừng nói lời kiêu ngạo dương dương tự đắc, bởi ngày mai có thể bạn sẽ bị thất thế.
Khoe khoang vẻ đẹp bề ngoài, thì phải cẩn thận kẻo sau này bạn lại trở thành một người xấu xí. Bạn khoe khoang sự giàu có, thì phải cẩn thận sau này sẽ bị phá sản. Bạn khoe khoang thành tích học tập tốt, thì phải cẩn thận kẻo sau này thi không đỗ. Tốt nhất là bạn không nên tự hào khoe khoang con cái trong nhà thế nào. Bạn phải giúp con bạn bớt đi kẻ thù, để khiến cho người đời không ganh tỵ với chúng, mà ngược lại khiến họ bảo vệ và ủng hộ chúng mới phải.
Khoe khoang cái gì, thì phải cẩn thận kẻo tương lai sẽ đánh mất đi chính cái đó!
Con người thường tự hủy hoại đi công đức của mình trong những trường hợp thế nào? – chính là: Hãnh diện về công đức của mình, hãnh diện về việc tu hành của mình, khoe khoang bản thân được hưởng số may mắn.
4. Đừng nói những lời phô trương bản thân một cách quá mức, bạn nên nhớ rằng không có ai nhỏ bé hơn bạn. Tóm lại làm người nên biết khiêm tốn.Có thể bạn sẽ nói: Cái đáng tự hào là sự thành thật, mà không khoe khoang, tại sao lại không thể được? Nhưng, bạn lại dùng sự kiêu ngạo của mình để làm tổn thương sự kiêu ngạo trong lòng người khác, một khi người đó bị bạn làm tổn thương, liệu có còn đối xử tốt với bạn nữa hay không?
5. Đừng nói những lời dễ dãi khi bản thân không thực hiện được hoặc không có khả năng thì tuyệt đối đừng hứa. Gặp chuyện đừng tùy tiện phát ngôn, nếu không sẽ mang họa vào thân; cũng đừng dễ dàng hứa hẹn với người khác, nếu không sẽ mất chữ tín.
6. Đừng nói những lời làm tổn thương người khác, bởi luật nhân quả sớm muộn cũng sẽ đến với bạn.
Có người lỗ mãng nói năng tùy tiện, không hiết bao dung tôn trọng người khác, thường hay nói những lời tổn thương người khác, có lúc “hại người ích ta”, nhưng cũng có khi “hại người hại mình”. Lời nói tổn thương người khác có thể chỉ là nhất thời, nhưng nhân cách của mình đã bị người ta xem thường rồi đó, tổn thương ấy là vĩnh viễn!
7. Không cần giải thích nhiều chính là sự lựa chọn của những người thông minh. Con người sống trên thế gian, đôi khi thường muốn giải thích suy nghĩ của mình khi đối diện với một vấn đề. Tuy nhiên khi vừa bắt đầu giải thích ta cũng sẽ phát hiện ra rằng sự giải thích của bất kỳ ai cũng đều cứng nhắc và như nhau, thậm chí càng giải thích càng làm cho sự việc rắc rối hơn.
Núi không giải thích về độ cao của mình bởi điều đó không ảnh hưởng tới vị trí chót vót cao tận mây xanh của nó. Biển không giải thích về độ sâu của mình, bởi điều đó không ảnh hưởng tới sức chứa nước từ các con sông lớn đổ ra đây. Đất không giải thích về độ dày của nó, nhưng không ai có thể thay thế vị trí gánh chịu tải trọng vạn vật của nó… Đừng coi thường bất kỳ ai bởi bạn không có nhiều khán giả xem đến thế, đừng mệt mỏi vì để ý tới những điều đó.
8. Không nên tùy tiện nổi cáu với ai, bởi không ai thiếu nợ bạn cả. Cho dù hiện tại bạn thấy đau khổ, nhưng qua một thời gian ngoảnh đầu nhìn lại bạn sẽ phát hiện kỳ thực nó không có gì to tát cả. Chúng ta thường oán trách cuộc sống bất công bằng với mình, kỳ thực căn bản cuộc sống không biết chúng ta là ai…
9. Đừng bao giờ bình luận việc tu hành của người khác tốt hay không, bởi tu hành là việc của mỗi cá nhân, người khác chính là một chiếc gương phản ánh những điểm chưa hoàn chỉnh của bạn. Bản thân mỗi người tự tu luyện bản thân để bù đắp những khuyết điểm chưa hoàn chỉnh đó.
Người xưa nói: “Miệng có thể nói lời đẹp như hoa hồng, miệng cũng có thể nói lời độc như gaimavương”. Tu dưỡng khẩu đức, cũng tức là tu luyện trường năng lượng của bản thân, người mà toàn thân tràn đầy năng lượng tốt đẹp mới có thể gặp nhiều may mắn.
10. Đừng nói những lời ngông cuồng bởi nó có thể trực tiếp gây ra họa cho bản thân, thậm chí là họa sát thân. Nhẹ cũng khiến người ta coi thường, khinh miệt.