Có một điều không hề báo sớm hay muộn nhưng chưa từng quên đến trong đời người, chính là luật nhân quả, là quả báo. Ai cứ nghĩ là muộn hóa ra lại đến sau cùng. Ai cứ nghĩ sẽ không chịu tội tình gì, hóa ra lại phải gánh đến nhiều kiếp sau. Mà đời này, tội nghiệp nặng nề nhất là khi đàn bà giành chồng thiên hạ, cướp cha của con người. Thứ hạnh phúc họ cho là mọc rễ từ bất hạnh của kẻ khác chỉ là tội nghiệp tự mình gieo trồng…
Vì vậy, nếu có đang vui vẻ nắm tay chồng người khác, đàn bà cũng đừng tự đắc, vì tội tình về sau cũng chỉ mình chịu…
Gia sản tiêu tan, hôn nhân khó thành
Đàn bà từng cướp chồng người chính là cả đời không thoát khỏi vết nhơ đức hạnh nhân phẩm vấy bẩn. Đã thế thì cuộc sống khó lòng vẹn toàn, gia sản không tiêu tan thì sự nghiệp cũng thân bại danh liệt.
Kẻ phá nát gia đình của người khác cũng không có tư cách lấy được chồng tử tế. Người bạn đời về sau không gái gú nhậu nhẹt cũng vô tâm vô tình làm khổ vợ con.
Còn với bản thân đàn bà phá gia can của người khác thì cả đời không thoát khỏi cảm giác tội lỗi dày vò. Nhất là khi đã đủ suy nghĩ chín chắn hơn, những lúc tận cùng khổ đau và tuyệt vọng nhất sẽ càng hối hận vì những gì mình gây ra. Đây mới là cái giá nặng nề nhất phải trả với đàn bà.
Con cái gánh tội nghiệp của cha mẹ
Bản thân đàn bà giật chồng người khác chịu tội là đương nhiên, nhưng con cái cũng sẽ phải gánh một phần tội nghiệp. Cha mẹ gieo tội lỗi nào, con cũng sẽ phải trả tội đó.
Đàn bà phá gia đình người khác thì không chừng, con cái sau này lại bị kẻ khác cướp mất chồng, hay hôn nhân đến cùng cũng không được hạnh phúc. Có khi sống đến tận kiếp sau, đàn bà sinh ra con cũng không thể khỏe mạnh.
Đàn bà chịu trách nhiệm vì cảm xúc sai lầm của mình nhưng đừng để con phải chịu tội nghiệp mình gây ra. Tự hại đời con chính là đàn bà không thoát khỏi cuộc đời bất hạnh không dứt.
Quả báo đến những kiếp sau
Nghiệp báo của đàn bà cướp chồng không dừng lại ở một kiếp, mà sẽ kéo dài đến những kiếp sau đó. Những tội tình họ gây ra vẫn phải trả không dứt. Ngay cả khi kiếp này đã tu tâm và làm chuyện thiện lương thì kiếp sau vẫn không tránh cảnh khổ cực, bất hạnh.
Mang tội bất hiếu với cha mẹ
Khi đàn bà là kẻ thứ ba thì không chỉ một người phụ nữ khác tổn thương, mà còn khiến cha mẹ mình khổ đau theo.
Cha mẹ sống cả đời chỉ để mong con thành người đàng hoàng, muốn vì con sống tốt mà hãnh diện. Vậy mà con lại mang danh cướp chồng, tội danh này lấy gì rửa hết ô nhục, làm cha mẹ lấy mặt mũi đâu nhìn người đời. Đó còn là cảm giác khổ sở vì có tội với người vợ và những đứa trẻ kia. Nỗi đau của đấng sinh thành lúc này còn hơn vạn nỗi đau của con…
Đàn bà lúc này chính là phạm phải tội bất hiếu, là đại tội của thế gian…
Bị con cháu, thiên hạ ghẻ lạnh, về già cô độc không điểm tựa
Đàn bà từng cướp chồng người không có được sự tôn trọng từ con cháu. Khi bệnh tật hay về già đều không có ai bên cạnh chăm sóc. Cô độc tủi hổ là cảm giác đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn phải bầu bạn cùng.
Đàn bà ơi, giành chồng thiên hạ đâu phải chỉ mình thiệt thòi, đau lòng khi bị vứt bỏ mà còn tự mình gieo bao tội lỗi khổ đau cho mình và gia đình. Thế thì có đáng không, hay mình xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn dành cho mình?