1. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
Củ cải chứa vitamin A, C, K, niacin, folate, choline, canxi, magiê, phốt pho, kali, mangan, protein và chất xơ. Củ cải không có chất béo hoặc cholesterol bão hòa.
2. Hỗ trợ tiêu hóa
Củ cải chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện chức năng đường tiêu hóa. Nước ép củ cải cũng giúp bảo vệ các mô dạ dày. Do đó, củ cải có thể giúp bảo vệ các cơ quan tiêu hóa khỏi các mầm bệnh và hóa chất độc hại thường gây loét dạ dày.
3. Giải độc cơ thể
Củ cải có tác dụng lợi tiểu, giúp giải độc cơ thể bằng cách thúc đẩy tăng cường chức năng gan. Khi gan khỏe mạnh, nó có thể thanh lọc máu và loại bỏ độc tố, chất thải ra khỏi cơ thể cực nhanh. Ngoài ra, củ cải giúp tăng nồng độ oxy trong máu, giảm thiểu thiệt hại cho các tế bào hồng cầu.
4. Hỗ trợ người mắc bệnh tiểu đường
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Allahabad ở Ấn Độ phát hiện rằng, củ cải giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
5. Giúp hệ thống hô hấp hoạt động tốt
Ăn củ cải cũng có thể giúp giảm chứng nghẹt trong đường hô hấp bao gồm mũi, khí quản, họng và phổi. Củ cải cũng hoạt động như một chất khử trùng và có chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, đồng thời làm giảm đau họng và loại bỏ chất nhầy dư thừa từ đường thở.
6. Giúp tránh được ung thư
Củ cải có chứa các chất chống ung thư như vitamin, axit folic và anthocyanin, isothiocyanates. Đó là những hợp chất giúp loại bỏ các chất gây ung thư trong cơ thể và ngăn ngừa sự phát triển của khối u, theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thực phẩm và Sức khỏe Dinh dưỡng (Mỹ).
Thời gian tốt nhất để ăn củ cải là vào ban ngày, khi quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn đang ở đỉnh điểm.