Phụ Nữ Sức Khỏe

Covid-19 "hạ nhiệt", WHO đưa ra 7 khuyến nghị cho Việt Nam

Đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng “Covid-19 đã không còn là sự kiện khẩn cấp, tuy nhiên, không có nghĩa dịch ít nguy hiểm".

7 khuyến nghị của WHO với Việt Nam

Chiều 8/5, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam trao đổi thông tin liên quan đến việc WHO công bố Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu.

Đại diện WHO tại Việt Nam đã có 7 khuyến nghị với công tác phòng dịch Covid-19 trong nước

TS. Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam chia sẻ: Hiện nay tình trạng thích ứng với Covid-19 đã tốt hơn, mức độ nghiêm trọng lây truyền của dịch bệnh đã giảm, tương tự số ca nhập viện, ca nặng cũng giảm. Covid-19 đã không còn là sự kiện khẩn cấp.

Tuy nhiên, không có nghĩa Covid-19 không còn là mối đe dọa hay ít nguy hiểm hơn. Đại diện WHO đã có 7 khuyến nghị với công tác phòng dịch Covid-19 tại Việt Nam.

"Thứ nhất, chúng tôi khuyến nghị hệ thống phòng ngừa luôn ứng phó khi tình hình thay đổi.

Thứ 2, đưa tiêm phòng Covid-19 vào tiêm chủng quốc gia - tiêm chủng suốt đời.

Thứ 3, cần tiếp tục tăng cường tích hợp các hoạt động giám sát theo dõi các bệnh lý hô hấp, báo cáo về WHO. Việt Nam nên tập trung giám sát có trọng điểm, hết sức chặt chẽ với bất cứ sự xuất hiện của các biến thể mới nào.

Thứ 4, Việt Nam cần luôn chuẩn bị sẵn sàng vaccine, các phương tiện chẩn đoán, điều trị, đảm bảo các chuỗi cung ứng về lâu dài và luôn sẵn có.

Thứ 5, tiếp tục truyền thông, luôn huy động sự tham gia của cộng đồng trong phòng chống Covid-19.

Thứ 6, Việt Nam thực chất đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế đi lại từ tháng 3/2022 khi hướng tới quản lý bền vững Covid-19. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục rà soát và cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia và sẵn sàng, linh hoạt, và nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ.

Thứ 7, Việt Nam vẫn cần tiếp tục các nghiên cứu để cải tiến vaccine và hiểu các tình trạng liên quan hậu Covid-19 hơn", TS. Angela Pratt nói.

Việt Nam xây dựng kế hoạch ứng phó ra sao?

Liên quan đến tuyên bố của WHO, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng đánh giá rủi ro nguy cơ vẫn ở mức cao trên toàn cầu, dù số ca tử vong giảm chung nhưng từng khu vực vẫn có sự gia tăng.

Bản thân virus SARS-CoV-2 vẫn có biến đổi, thay đổi. Đầu tháng 4, WHO công bố có khoảng 400-500 biến thể phụ của Omicron nhưng đến đầu tháng 5, con số này đã là 900.

“Với Việt Nam, chúng ta đã đưa ra các đáp ứng phù hợp với tình hình dịch tễ trong bối cảnh từng thời kỳ. Các hoạt động phòng chống dịch tại nước ta có sự chỉ đạo xuyên suốt trong thời gian qua, đặc biệt từ tháng 10/2022 chúng ta đã chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả.

Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch phòng chống Covid-19 trong tình hình mới, tăng cường giám sát lồng ghép Covid-19 và các bệnh viêm đường hô hấp khác. Trong đó, việc giám sát ngẫu nhiên ở cửa khẩu không mang tính bắt buộc nhưng vẫn đem lại lợi ích trong cộng đồng nên người dân cần phối hợp.

Cục Y tế dự phòng cũng xây dựng các kế hoạch đảm bảo trong trường hợp có biến chủng mới, dịch lan rộng và kéo dài", ông Lân cho biết.

GS. Lân tiếp tục khẳng định dịch bệnh Covid-19 khó dự báo, khó lường và có sự gia tăng ở từng khu vực. Hiện dịch bệnh có sự gia tăng ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hằng ngày, nước ta vẫn ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc, trong đó vẫn có trường hợp nhập viện, diễn biến nặng, thậm chí tử vong.

Theo Vũ Vũ/Giao Thông

Tin liên quan

Đi nắng về ngồi máy lạnh, một người đàn ông ở TP.HCM đột quỵ

Bệnh nhân là ông N.T.L. (49 tuổi, quận Bình Thạnh), được người nhà đưa đến cấp cứu trong tình trạng...

Tắm đêm và 'hồi chuông' cảnh báo đột quỵ, thêm nguy cơ nhiễm trùng phổi mà nhiều người chưa biết

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra...

Nắng nóng đỉnh điểm, nhiều người 'thả phanh' uống nước lạnh để hạ nhiệt mà không biết tác hại khôn...

Việc uống nước lạnh thường xuyên trong mùa nắng nóng sẽ khiến cơ thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm...

Những bí quyết đơn giản để sống thọ

Có một số lý do đang được khoa học chứng minh tại sao một số người sống lâu hơn, khỏe...

Cô gái 19 tuổi biến dạng mặt, nguy cơ mù vì đơn thuốc của 'bác sĩ online'

Hai tháng dùng đơn thuốc từ 'bác sĩ online' khiến tổn thương của cô gái từ vài nốt trở nên...

VĐV marathon Việt Nam ngất xỉu, phải thở oxy vì sốc nhiệt ở SEA Games 32

Thời tiết khắc nghiệt tại Campuchia ảnh hưởng rất nhiều đến phần thi của các VĐV marathon.

COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác vẫn đang diễn biến phức tạp

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế từng bước cải tạo, nâng cấp để bảo đảm thông...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

15 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 14 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình