Đại dịch COVID-19 tác động trực tiếp đến mối quan hệ gia đình cả hướng tích cực và tiêu cực. Thời gian ở nhà nhiều hơn, các thành viên có cơ hội sống chậm hơn, có thể dễ dàng cải thiện mối quan hệ gia đình. Nhưng cũng có không ít gia đình, tiêu cực xuất hiện nhiều hơn. Nhiều bậc cha mẹ cũng có thể gặp khó khăn trong việc quản lý cảm xúc của con cái và chính bản thân mình.
Theo một chuyên gia, bản năng của con người là khả năng tự bảo vệ mình nên thường họ sẽ “đổ rác” vào những người yếu thế hơn họ, người không có khả năng phòng vệ trước họ. Những người này thường là phụ nữ và trẻ em, người mà hằng ngày họ chở che, yêu thương.
Trong mùa dịch, trẻ ở nhà quá lâu cũng căng thẳng, có những hành vi chống đối dẫn tới cha mẹ không làm chủ được hành vi. Hơn nữa, khi làm việc ở nhà, thời gian gần con nhiều hơn cha mẹ có thể đặt ra những kì vọng, yêu cầu về học tập mà con có thể khó lòng đáp ứng được. Điều này cũng tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng bạo lực gia đình cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với trẻ em
Tổn thương thể chất
Bạo hành làm trẻ không thể phát triển về thể chất một cách bình thường như khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, nước da tái, môi nhợt nhạt, ánh mắt đờ đẫn bạc nhược hoặc hung dữ.
Gây ra sự thiếu nhân cách
Tâm lý của trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tất cả những hành động như đánh đập, vùi dập, khủng bố, làm nhục… đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái hoảng hốt.
Thực tế, tâm hồn trẻ em rất mỏng manh, vốn là nhóm người dễ tổn thương, dễ sợ hãi, nếu cha mẹ luôn gieo rắc bạo lực bằng lời nói hoặc hành vi bạo lực cho con cái trong quá trình giáo dục thì hầu hết những đứa trẻ này sẽ sinh ra nhát gan, tự ti.
Trẻ lớn lên dưới cái bóng của bạo lực gia đình sẽ không có tâm lý lành mạnh và không thể hình thành tính cách hướng ngoại và can đảm.
Hình thành xu hướng bạo lực
Mặc dù bạo lực gia đình là hành vi của cha mẹ, nhưng những đứa trẻ lớn lên trong môi trường này lâu ngày sẽ nảy sinh xu hướng bạo lực trong tiềm thức của chúng. Khi có khả năng, chúng có thể bắt đầu sử dụng bạo lực với cha mẹ, hoặc khi gặp những người yếu thế, chúng có thể sử dụng bạo lực để chứng tỏ ưu thế của mình.
Những hành động không lành mạnh này là hậu quả của việc cha mẹ bỏ bê các hoạt động nội tâm của trẻ trong quá trình sử dụng biện pháp giáo dục bằng bạo lực.
Để trẻ lớn lên khỏe mạnh, phát triển nhân cách tốt, cha mẹ cần đảm bảo bầu không khí gia đình hòa thuận, giáo dục trẻ bằng tình yêu thương.
Để trẻ học cách thừa nhận lỗi lầm và chịu trách nhiệm
Người ta nói rằng trưởng thành là một quá trình không ngừng thử và sai, chỉ sau khi mắc sai lầm, trẻ em mới có thể rút ra bài học để từ đó có kinh nghiệm trưởng thành hơn nữa.
Vì vậy, khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ có thể để trẻ tự nhận lỗi của mình, cho trẻ đưa ra những hình phạt nhất định.
Giao tiếp với con bằng thái độ bình đẳng
Khi giao tiếp với con, bạn có thể đứng ở góc độ của chúng và cố gắng hiểu lý do tại sao chúng lại làm như vậy, để có thể hiểu con hơn và khắc sâu hơn tình cảm của mình.
Gia đình phải là nơi tràn đầy tình yêu thương. Trẻ em là nghĩa vụ nhỏ bé mà chúng ta mang đến trong thế giới này. Vì vậy, dù vất vả đến đâu, xin đừng mang bạo lực đến với con, hãy dành cho con tình yêu thương trong sáng nhất.