Theo một nhóm nghiên cứu từ Khoa Da liễu và Dị ứng tại Đại học Ludwig-Maximilian (Đức), có khoảng 94% trong số 100 đối tượng nghiên cứu bị mụn trứng cá có nồng độ axit béo omega-3 trong máu thấp.
Nhóm nghiên cứu giải thích rằng các axit béo omega-3 giúp kích thích cơ thể sản xuất các chất chống viêm prostaglandin E1 và E3 và leukotriene B5, đồng thời giảm viêm bằng cách hạ thấp mức IGF-1 (IGF-1 được biết là gây ra mụn trứng cá).
Khi các nhà nghiên cứu phân tích mẫu máu của các đối tượng, họ nhận thấy rằng hầu hết đều có mức axit béo omega-3 thấp hơn mức khuyến nghị.
Chế độ ăn cá nhân cho thấy mức độ omega-3 cao hơn ở những người thường xuyên ăn cá hồi và quả óc chó hơn những người bình thường. Và tình trạng mụn trứng cá của họ cũng được cải thiện đáng kể.
Những người có lượng axit béo omega-3 thấp có chỉ số IGF-1 cao hơn, chính vì vậy làm tăng khả năng phát triển của mụn trứng cá.
Axit béo omega-3 có nhiều trong các loại thực phẩm như: cá thu, cá mòi, cá thu đao, cá hồi và cá ngừ, các loại hạt như quả óc chó, hạt chia, các loại rau lá xanh như cải xoăn và tía tô.
Ngoài ra, omega-3 còn có tác dụng bảo vệ da khỏi tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB) có hại từ mặt trời. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung kết hợp DHA và EPA - hai omega-3 chuỗi dài - có thể làm giảm độ nhạy của da với tia cực tím (UV). Để bổ sung omega-3, ngoài chế độ ăn uống, bạn còn có thể hấp thụ omega-3 qua thuốc, thực phẩm chức năng.
Theo Kormedi.com