Trà là đồ uống được tiêu thụ rộng rãi thứ hai trên thế giới sau uống nước. Có hai loại trà chính: trà thật và trà thảo mộc. Các loại trà đích thực, bao gồm trà xanh, trà ô long, trà đen đều được làm từ lá của cùng một loại cây, cây Camellia sinensis, trong khi các loại trà thảo dược được làm từ gia vị, bột và lá của các loại cây ăn được, không phải trà.
Uống trà có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng trà có thể tăng cường giảm cân và giúp giảm mỡ bụng.
Giảm cân luôn là điều mà phái đẹp quan tâm hàng đầu để có được cơ thể thon thả, đáng mơ ước. Chính vì thế, các phương pháp hay bí kíp giảm cân luôn được các chị em truyền tai nhau. Tuy nhiên, với vô vàn thông tin về giảm cân tràn lan hiện nay, nếu bạn không hiểu đúng hoặc áp dụng sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Có nên uống trà thay nước để giảm cân?
Trong quá trình giảm cân, nhiều phái đẹp thích dùng trà không đường thay cho nước vì nghĩ rằng điều này vừa có thể bổ sung nước lại tăng cường trao đổi chất. Nhưng thực tế, một số thành phần trong trà không đường như caffeine có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước.
Ngoài ra, trà còn chứa oxalate, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể tăng nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, mặc dù trà không đường là đồ uống lành mạnh, nhưng không thể thay thế hoàn toàn nước. Mỗi ngày vẫn nên uống nước là chính, kết hợp với trà không đường ở mức độ vừa phải.
4 mẹo uống trà giảm cân hiệu quả
Muốn uống trà giảm cân thì nên hạn chế uống trà ở mức 2 cốc mỗi ngày. Vì trà là đồ uống ít calo nên không trực tiếp gây tăng cân. Tuy nhiên, nếu bạn thêm sữa nguyên kem, đường thì sẽ là tăng hàm lượng calo.
Tránh uống trà gần giờ đi ngủ: Trà có thể cản trở giấc ngủ và tiêu hóa nếu uống quá gần giờ đi ngủ. Ngủ đủ giấc là điều cần thiết để kiểm soát cân nặng vì nó giúp điều chỉnh hormone và tăng cường sức khỏe tổng thể. Để đảm bảo bạn có một đêm ngon giấc, hãy tránh uống trà trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ.
Không uống trà khi bụng đói: Uống trà khi bụng đói có thể làm tăng độ axit trong hệ tiêu hóa, có khả năng dẫn đến khó chịu về tiêu hóa. Nên uống trà sau khi ăn nhẹ để ngăn ngừa bất kỳ tác dụng phụ nào đối với dạ dày của bạn.
Uống nước trước và sau khi uống trà 30 phút: Việc bổ sung nước là rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể và quản lý cân nặng. Leema Mahajan gợi ý, để giảm tác dụng phụ của trà, hãy uống một cốc nước khoảng 30 phút trước và sau khi uống trà. Thực hành này giúp duy trì lượng nước trong cơ thể ở mức độ thích hợp và hỗ trợ tiêu hóa.
Thêm ít đường hơn: Đường là một thành phần phổ biến được thêm vào trà, nhưng nó có thể góp phần đáng kể vào việc tăng cân và tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Để thúc đẩy quá trình giảm cân, hãy giảm dần lượng đường bạn thêm vào trà cho đến khi bạn có thể thưởng thức nó mà không cần bất kỳ chất ngọt nào.
Đối tượng nào không nên uống trà xanh
Một số người nhạy cảm với các thành phần trong trà xanh cũng nên tránh đồ uống này. Hợp chất chính trong trà xanh gây phản ứng ở những người nhạy cảm là caffeine.
Những bệnh nhân bị suy thận, bệnh gan, bệnh tim hoặc các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch không nên dùng chiết xuất trà xanh mà không có sự giám sát của bác sĩ.
Những người nhạy cảm với caffeine nên cẩn thận khi sử dụng. Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống quá một hoặc hai cốc mỗi ngày, vì một số nghiên cứu cho thấy rằng nhiều caffeine hơn lượng này có thể cản trở nhịp tim bình thường.