Theo các chuyên gia y tế, tỏi mọc mầm có nhiều dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe hơn tỏi tươi. Dưới đây là những công dụng hữu ích mà tỏi mọc mầm mang lại cho bạn:
Khi nào bạn không nên ăn tỏi mọc mầm: Nếu tỏi trong nhà bếp của bạn đang mọc mầm và bên ngoài vỏ tỏi bị mốc đen thì bạn không nên dùng vì tỏi đã bị hư hỏng.
Tỏi mọc mầm có thể phòng một số loại ung thư
Mầm tỏi có chứa nhiều phytochemicals, chất này có thể hạn chế sự lan rộng của một số loại ung thư nhất định. Ngoài ra, tỏi có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do.
Tỏi mọc mầm giúp bảo vệ tim
Tỏi mọc mầm giúp đẩy mạnh hoạt động của enzyme và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn mạch vành, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.
Ngăn chặn lão hóa
Tỏi mọc mầm có chứa các chất chống oxy hóa cực mạnh nên nó làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự thoái hóa của nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Tỏi mọc mầm tăng khả năng miễn dịch
Nếu hệ miễn dịch của bạn yếu hoặc đang bị cảm lạnh thì bạn có thể thêm tỏi mọc mầm vào khẩu phần ăn của bạn vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng tỏi mọc mầm 5 ngày là hiệu quả nhất để tăng cường hệ miễn dịch.
Cách làm tỏi mọc mầm
Tỏi có thể nảy mầm tự nhiên trong thời tiết nồm ẩm. Nhưng nếu bạn muốn tỏi mọc mầm mà phần củ tỏi không bị khô và tóp lại thì bạn có thể làm theo cách sau: Sau khi mua tỏi về, bạn chọn vài củ to, chắc và già củ để riêng ra để nuôi mầm tỏi. Lột bỏ vỏ ngoài và đặt tỏi vào một chiếc cốc thủy tinh nhỏ chứa nước, lưu ý, không được để nước ngập hết củ tỏi. Để cốc nước bên cửa sổ nơi có đủ ánh áng sáng mặt trời. Ngày đầu tiên mầm tỏi nhú lên, bạn đánh dấu là ngày 1. 5 ngày sau, bạn cắt mầm tỏi đó để thêm vào các món ăn như một thứ gia vị bình thường, tương tự việc sử dụng hành lá. Khi tỏi nảy mầm nữa, bạn lại đánh dấu là ngày 1, đến ngày 5 lại cắt tiếp, cứ thế cho đến khi tỏi già cỗi hết khả năng mọc mầm.