Phụ Nữ Sức Khỏe

Có lây bệnh từ các ca tái dương tính SARS-CoV-2?

“Qua theo dõi cho đến nay, Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nào trong cộng đồng bị lây bệnh từ các ca tái dương tính”, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam nói.

Dương tính với SARS-CoV-2 sau khi khỏi bệnh

Ngày 24/8, Trung tâm Y tế quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội thông tin bệnh nhân 348 tái dương tínhvới SARS-CoV-2 sau gần nửa tháng được công bố khỏi bệnh. Đây là bệnh nhân nam 39 tuổi, ở phường Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, sinh sống tại Rumani, từ Thụy Điển nhập cảnh về sân bay Nội Bài ngày 6/6 và được cách ly tập trung. 

Bệnh nhân cùng vợ và 3 con được xét nghiệm lần 2 ngày 18/6, có kết quả dương tính cả 5 người. Sau đó, cả 5 người được chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 từ ngày 19/6. Đến ngày 8/8, bệnh nhân được ra viện về cách ly tại nhà.


 

Ảnh: Sơn Tùng.

Ngày 13/8, bệnh nhân cùng vợ và 3 con được Trung tâm Y tế Bắc Từ Liêm lấy mẫu xét nghiệm sau ra viện, kết quả âm tính. Song đến ngày, ngày 23/8 (xét nghiệm lần 2) thì bệnh nhân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân đã được chuyển trở lại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 trong đêm 23/8. Vợ và 3 con của bệnh nhân tiếp tục cách ly tại nhà.

Trước đó, TP HCM, Quảng Nam, Bắc Giang, Thái Bình… cũng thông báo ghi nhận các trường hợp tái dương tính sau khi được công bố chữa khỏi Covid-19. 

Không phải vấn đề mới

Thực tế, các ca bệnh tái dương tính với SARS-CoV-2 không phải vấn đề mới tại Việt Nam cũng như trên thế giới. 

Tại Việt Nam cũng có những trường hợp tái dương tính sau khi công bố khỏi bệnh. Những trường hợp này thường không có dấu hiệu lâm sàng nào. Bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường. Việc này do đáp ứng miễn dịch của từng người, không phải là ca bệnh.

Nghiên cứu với gần sau khi khỏi bệnh cho thấy họ không có khả năng lây cho người khác và có miễn dịch với căn bệnh này. 


GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

GS-TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, khi theo dõi dịch tễ trên thế giới như tại Nhật Bản, Trung Quốc..., những ca tái dương tính trở lại không lây nhiễm cho bất kỳ trường hợp nào dù họ đã về cộng đồng cách ly. Những người tiếp xúc với những ca này (F1) hoàn toàn âm tính.

GS Kính cũng chia sẻ, thực tế, trong quá trình điều trị các bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng gặp tình huống xét nghiệm 2 lần cách nhau 24 giờ, sau đó giữ lại bệnh viện cách ly chuẩn bị cho ra viện thì bệnh nhân tái dương tính. 

“Chúng tôi nuôi cấy phân lập những trường hợp này thì thấy virus không phát triển, xét nghiệm những trường hợp F1 thì không có ai bị nhiễm”, TS Kính nói.

Cũng vì thế, trong bản cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới đây có đưa ra tiêu chuẩn xuất viện mới. Cụ thể, các cơ sở y tế nên xét nghiệm lại 3 lần (thay vì 2 lần như trước đó), mỗi lần cách nhau 24 giờ, bệnh nhân hết sốt tối thiểu 3 ngày, hết các triệu chứng lâm sàng. Sau đó cho bệnh nhân về nhà theo dõi tiếp tại cộng đồng 14 ngày, tự cách ly tại nhà, khi có bất cứ dấu hiệu gì thì đến cơ sở y tế gần nhất. 

Theo ông, bản chất của xét nghiệm hiện nay là làm RT-PCR tức là lấy một đoạn mồi để phát hiện một đoạn gen của virus. Độ nhạy của RT-PCR rất cao, lên tới 98%. Đây chỉ là xét nghiệm mật mã di truyền của virus, không phải phát hiện toàn virus. Với các bệnh nhân tái dương tính ở Việt Nam, khi nuôi cấy mẫu bệnh phẩm thì virus không hoạt động. Như vậy, đây có thể chỉ là chỉ là các phần mảnh ARN của virus (xác virus) thải loại. 

Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành nuôi cấy các mẫu bệnh phẩm này của một số ca bệnh tái dương tính và cũng cho kết quả tương tự.

“Qua theo dõi đến nay những ca tái dương tính đều không lây nhiễm cho cộng đồng”, GS Kính khẳng định. 

GS Kính cũng cho biết, Covid-19 là bệnh mới nên thế giới cần nhiều thời gian để nghiên cứu thêm về sự biến đổi của virus. Ở mỗi quốc gia, virus SARS-CoV-2 lại có sự khác biệt với virus ban đầu ở Vũ Hán.

Bên cạnh đó, hiện bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để tiêu diệt virus. Việc điều trị hiện nay mục đích nhằm giảm nhẹ triệu chứng bệnh, tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể tự chống lại và đào thải virus. 

Theo GS Kính, virus SARS-CoV-2 vừa lan truyền vừa tiếp tục biến đổi gen tạo ra nhiều chủng mới (genotype). Riêng tại Việt Nam đã công bố 32 sequencing tập trung trong 4 nhóm genotype, khác hẳn với chủng tại TP Vũ Hán (Trung Quốc). Chủng mới vừa phân lập nằm trong nhóm D614G, gây bệnh chủ yếu ở châu Phi, Bangladesh, xâm nhập từ nguồn nước ngoài vào Việt Nam. Điều đáng mừng là chủng này lây lan nhanh nhưng độc lực chưa có gì thay đổi so với chủng ban đầu.

Theo Nam Phương/Dân Trí

Tin liên quan

Ba bệnh phụ khoa này có thể dễ dàng gây ung thư, phụ nữ cần thực hiện các biện pháp...

Một số bệnh sẽ tự khỏi, nhưng một số bệnh sẽ dần dần trở nên tồi tệ hơn theo thời...

Dùng chảo chống dính theo cách này cả đời không lo bệnh tật, ung thư 'cao chạy xa bay'

Chảo chống dính là vật dụng quen thuộc của nhà bếp, nhưng nếu sử dụng không đúng cách chẳng khác...

3 dấu hiệu trên tay cảnh báo sớm ung thư gan, có 1 trong 3 cũng nên kiểm tra sớm

Bàn tay nếu xuất hiện 3 điều bất thường dưới đây, bạn nên đi kiểm tra gan càng sớm càng...

Ba người trong nhà nhập viện vì ăn dưa hấu, bác sĩ chỉ ra cách bảo quản sai

Nếu bạn không biết bảo quản dưa hấu và hoa quả trong tủ lạnh đúng cách, chúng có thể là...

Đầu tháng 55kg cuối tháng còn 48kg với 5 cách giảm cân bằng yến mạch

Giảm cân bằng yến mạch là một trong những phương pháp giảm cân mà chị em yêu thích. Cứ thử...

2 vật để cạnh giường khi ngủ quý hơn thuốc bổ, 4 vật cạnh giường ngang với thuốc độc

2 vật để cạnh giường khi ngủ quý hơn thuốc bổ, 4 vật cạnh giường ngang với thuốc độc

5 loại nước giúp "đốt cháy" mỡ bụng hiệu quả, chị em nên uống trước khi đi ngủ

Uống những loại nước này vào buổi tối sẽ giúp thúc đẩy quá trình đốt cháy calo và mỡ thừa,...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 29/9: Bắc Bộ và Thanh Hóa mưa to, có khả năng xảy ra lốc, sét...

11 giờ trước

Thủ khoa toàn quốc khối A01: Học giỏi không cần dùng điện thoại, từng học 18 tiếng mỗi ngày

11 giờ trước

Lời khai của người phụ nữ bắt cóc bé trai 2 ngày tuổi ở bệnh viện: Do không thể có...

11 giờ trước

Nghẹn ngào hình ảnh vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến tặng giác mạc của bà...

11 giờ trước

Cảnh báo: Phần còn lại của cầu Phong Châu có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào, đang có...

11 giờ trước

Cảnh báo lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung sắp đối diện với mưa bão cực đoan, đỉnh...

11 giờ trước

Thông tin mới nhất vụ cô giáo tại Tp.HCM xin phụ huynh hỗ trợ laptop

11 giờ trước

Bão Julian tiếp cận Biển Đông, có nguy cơ tăng cấp thành siêu bão

11 giờ trước

Ngăn chặn hơn 500.000 trường hợp mang thai ngoài ý muốn tại Việt Nam

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình