Phụ Nữ Sức Khỏe

Cô gái sưng đau 'vòng một' đi cấp cứu tại bệnh viện được phát hiện bị 'vi khuẩn ăn thịt người' tấn công

Trước khi phải nhập viện, chị Th. có biểu hiện bị sưng đau “vòng một”, sốt cao liên tục 40 - 41 độ, khó thở. Sau khi nhập viện cấp cứu, các bác sĩ phát hiện cô gái bị “vi khuẩn ăn thịt người” tấn công.

Các y bác sĩ tại Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận một ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore, hay còn gọi là “vi khuẩn ăn thịt người” tấn công.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sưng đau vú phải, sốt cao liên tục 40-41 độ, khó thở.

Đó là trường hợp của người bệnh N.T.Th., (sinh năm 1994, làm ruộng ở Nhữ Hán, Yên Sơn, Tuyên Quang). Theo đó, trước vào viện 18 ngày chị Th. bị sưng đau vú phải, sốt cao liên tục 40 - 41 độ, khó thở.

Chị Th đã điều trị ở 3 Bệnh viện ở Tuyên Quang nhưng không đỡ, gia đình xin chuyển xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng tỉnh chậm, thể trạng nhiễm trùng nặng, sốt cao liên tục 40 độ C, khó thở nhiều, thiếu máu, thể trạng suy kiệt, nhiều ổ áp xe lớn nhỏ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Tại Khoa Cấp cứu, các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Whitmore. Các bác sĩ đã tiến hành cấy đờm, cấy máu, cấy dịch ổ áp xe tại tuyến vú và cho người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết, điều trị kháng sinh theo phác đồ nhiễm Whitmore.

Tại Khoa Cấp cứu, các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn Whitmore.

Sau 5 ngày điều trị tích cực, dẫn lưu các ổ áp xe dưới hướng dẫn siêu âm, người bệnh đã cắt sốt, các triệu chứng nhiễm trùng giảm nhiều. Ba tuần điều trị tiếp theo, các ổ áp xe đã biến mất, các xét nghiệm đã trở về giới hạn bình thường. Người bệnh được ra viện tiếp tục điều trị theo phác đồ duy trì và hẹn tái khám.

Theo các bác sĩ, bệnh Whitmore (còn có tên gọi khác là Melioidosis, hay “vi khuẩn ăn thịt người”) là bệnh nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm ở người và động vật do vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra. Năm 1913, một bác sĩ người Anh có tên là Alfred Whitmore đã mô tả lần đầu tiên về căn bệnh gây chết người này ở Rangoon, Myanmar, do đó, bệnh được đặt là Whitmore.

Các bác sĩ cho biết, người nhiễm Whitmore có tỷ lệ tử vong cao từ 40-60%, thậm chí có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Cách suy nghĩ về bệnh “ăn thịt người” phải được hiểu đúng là do vi khuẩn có thể làm hoại tử và chết các mô trong cơ thể, ở da thì viêm loét hay áp xe, ở phổi thì gây viêm phổi, trong máu thì gây nhiễm trùng máu,… Đáng lo ngại nhất là việc chẩn đoán bệnh thường khó và dễ nhầm lẫn, diễn biến khó lường nên người dân thường chủ quan với bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh của Whitmore từ 1 – 21 ngày (trung bình 9 ngày). Thời kỳ ủ bệnh ngắn nhất được ghi nhận là 1 ngày, trái lại thời kỳ ủ bệnh dài nhất đã ghi nhận được là 62 năm. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người mắc bệnh không hề có triệu chứng nổi trội cho đến khi phát bệnh rõ rệt.

Vi khuẩn B. pseudomallei gây ra bệnh Whitmore được tìm thấy trong nước và đất. Do đó, con đường nhiễm bệnh thường là 3 trường hợp sau:

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất có nhiễm khuẩn qua những vị trí da bị xây xước hoặc qua các vết thương do tai nạn (tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chơi thể thao…)

Hít phải bụi, hơi nước có nhiễm khuẩn hoặc uống nước có nhiễm khuẩn Whitmore. Tại chỗ xâm nhập, chúng gây thành các mụn mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là một ổ áp xe lớn.

Vi khuẩn theo dòng máu đi đến khắp các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan, lách, phổi gây nên các ổ áp xe từ nhỏ đến lớn hoặc có thể liên kết với nhau. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng, bệnh sẽ diễn tiến trầm trọng và dẫn đến biến chứng nặng nề.

Ngoài ra, bệnh có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei. Hoặc lây truyền qua việc tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh như: chó, mèo, bò, dê…

Theo Tùng Nguyễn/Saostar

Tin liên quan

Tiêm vắc xin COVID cho trẻ em từ cuối tháng 10: Những điểm cần chú ý

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế đang xây dựng hướng dẫn và dự...

Chuyên gia nhận định thời điểm dịch Covid-19 có thể chấm dứt

Trong cuộc hội đàm với trang tin công nghệ Gizmodo, các chuyên gia y tế đã nêu nhận định của...

Hà Nội thêm 7 ca dương tính SARS-CoV-2 đều liên quan Bệnh viện Việt Đức

Trong ngày 12/10, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 7 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Hoàn...

Sự thật thông tin 'sản phụ 11 tuổi' ở Quảng Trị sinh con

Ngày 12/10, Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cho hay, đã phẫu thuật mổ đẻ thành công...

Vắc xin AstraZeneca đạt hiệu quả cao nhất khi nào?

Trong 10 tuần đầu tiên, vắc xin AstraZeneca cung cấp khả năng ngăn ngừa Covid-19 cao nhất, giảm mạnh sau...

Vì sao shipper tại TPHCM đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn phải xét nghiệm 3 ngày/lần?

Vì sao shipper (người giao hàng) đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 vẫn phải xét nghiệm 3...

TP.HCM: 21 quận, huyện và TP Thủ Đức đã kiểm soát được dịch

Tính đến ngày 11-10, đã có hơn 3,7 triệu người nhận được gói hỗ trợ đợt 3.

Tin mới nhất

Xu hướng mới trong điều trị ung thư vú

5 giờ trước

Lộ hình ảnh hiếm hoi của Phước Sang tại bệnh viện sau cơn đột quỵ, sức khỏe giờ ra sao?

6 giờ trước

Cảnh báo: Hơn 45.000 người Việt vào viện vì giun từ vật nuôi chui vào cơ thể

6 giờ trước

Phạm Băng Băng khoe ảnh mặt mộc cực đỉnh ở tuổi 42, CĐM ngỡ 'bị thời gian bỏ quên'

14 giờ trước

Cúc Tịnh Y và 3 bộ phim làm nên tên tuổi “mỹ nữ 4000 năm có một”, tạo hình đẹp...

14 giờ trước

Nghiên cứu mới chỉ ra những người có niềm đam mê quá mức với chạy bộ có thể dẫn đến...

14 giờ trước

Diễn viên Phước Sang tái đột qụy, chuyên gia chỉ ra 3 điều ai cũng cần nhớ để tránh gặp...

14 giờ trước

Ba quốc gia có tuổi thọ cao nhất nhì thế giới có chung một thói quen chẳng khác gì người...

14 giờ trước

Cách cải thiện hệ tiêu hóa: 3 điều bạn không bao giờ nên làm sau bữa ăn theo chuyên gia...

19 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình