Cô gái 25 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư sau 1 lần đau bụng
Trong cuộc đời của mỗi bác sĩ đều có một vài ca bệnh đáng nhớ nhất. Với bác sĩ Chen Rongjian (Giám đốc điều hành Trung tâm Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu của Bệnh viện Đa khoa Min Sing, Đài Loan, Trung Quốc): Ca bệnh đáng nhớ của anh chính là một cô gái mới 25 tuổi nhập viện vì đau bụng. Đến khi chụp CT, bác sĩ phát hiện bệnh nhân đã có khối u dài 6cm, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy (ung thư tụy) trước sự bàng hoàng của gia đình.
Bác sĩ Chen Rongjian chia sẻ câu chuyện về nữ bệnh nhân 25 tuổi. |
Mặc dù ngay lập tức được điều trị, theo dõi nhưng hơn 1 tháng sau bệnh nhân đã tử vong.
Bác sĩ Chen Rongjian cho biết ung thư tuyến tụy là "vua của các loại ung thư" bởi chúng di căn rất nhanh. Mặc dù ngày nay y học đã phát triển nhưng khả năng chữa trị ung thư tụy vẫn không được cải thiện. Thực tế là ngay cả khi chưa có triệu chứng nào, ung thư đã bắt đầu phát triển.
Bác sĩ Chen Rongjian giải thích rằng, vì ung thư tụy phát triển ở sau bụng dính chặt với nhiều mạch máu lớn. Hơn nữa đặc tính của nó là: "Có thể nhanh chóng lan ra nhiều nơi", điều này khiến cho bệnh rất khó được phát hiện chỉ bằng kiểm tra sức khỏe thông thường. Cách tốt nhất là chụp CT và MRI.
Hình minh họa |
Bác sĩ Pan Weidong (Phó giám đốc khoa Phẫu thuật tổng hợp, Giám đốc khoa Phẫu thuật tuyến tụy và gan mật của Bệnh viện liên kết thứ sáu của Đại học Sun Yat-sen) cho biết: "Ung thư tuyến tụy tiên lượng cực kỳ xấu, dễ di căn, khó phẫu thuật, không nhạy cảm với hóa trị. Khối u tuyến tụy do các vị trí khác nhau gây ra, triệu chứng cũng khác nhau, bạn nên chú ý đến 7 triệu chứng sau đây".
1. Sốt tái phát;
2. Sụt cân;
3. Các bệnh về tiêu hóa: Kém ăn, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đại tiện nhiều;
4. Tắc nghẽn và chảy máu đường tiêu hóa: Nôn ra máu đỏ tươi, táo bón;
5. Đau bụng: Đau vùng bụng trên và lưng dưới;
6. Vàng da: Da, củng mạc mắt và nước tiểu có màu nâu sẫm;
7. Tăng đường huyết: các triệu chứng như khát nước, ăn nhiều, tiểu nhiều và sụt cân đột ngột.
Đau bụng có thể là dấu hiệu sớm của ung thư tuyến tụy, nhưng nhiều bệnh nhân ban đầu chỉ nghĩ đây là vấn đề tiêu hóa thông thường. Khi cơn đau lan rộng khắp khoang bụng, bệnh có thể đã phát triển đến giai đoạn nặng.
Các triệu chứng khác bao gồm mất cảm giác ngon miệng, nôn mửa, và cảm giác mệt mỏi kéo dài, đây cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng suy giảm chức năng tuyến tụy. Do đó, nếu có những triệu chứng này, việc tìm hiểu nguyên nhân và thăm khám y tế là rất quan trọng.
Những nhóm người có khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn
1. Hút thuốc lâu năm, lạm dụng rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại;
2. Bị viêm tụy mãn tính và tổn thương tiền ung thư;
3. Gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư tuyến tụy;
4. Người trên 40 tuổi có triệu chứng đau bụng không rõ lý do;
5. Trên 60 tuổi, mắc bệnh tiểu đường, kháng insulin, béo phì;
6. Bệnh đa polyp tuyến gia đình;
7. Đã cắt một phần dạ dày do bệnh lành tính.
Những nhóm người này được bác sĩ gợi ý nên sàng lọc sớm ung thư tuyến tụy. Dù hiện nay vẫn chưa thể tìm ra cách để ngăn chặn ung thư tuyến tụy nhưng một số biện pháp sau đây có thể làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
- Tránh xa thuốc lá: Hút thuốc lá được biết đến là nguyên nhân chính gây ra ung thư tuyến tụy. Những người hút thuốc có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn từ 2 đến 3 lần so với những người không hút.
- Giữ cân nặng ở mức cân đối: Theo một nghiên cứu với hơn 300.000 người cao tuổi, nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy ở những người thừa cân tăng thêm 45% so với người có chỉ số khối cơ thể ở mức bình thường. Do đó, việc kiểm soát trọng lượng cơ thể là cực kỳ quan trọng.
- Áp dụng chế độ ăn lành mạnh: Một chế độ ăn giàu trái cây và rau củ có thể góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tụy.