Gần đây, Khoa Ngoại Vú của Bệnh viện Ung thư tỉnh Quý Châu đã tiếp nhận một bệnh nhân trẻ chỉ mới 18 tuổi. Cô gái Tiểu Mỹ (tên đã được thay đổi) là học sinh cấp 3.
Bốn tháng trước, cô vô tình phát hiện ra rằng ngực phải có khối cục, kích thước như viên bi nhỏ à còn di chuyển. Theo Tiểu Mỹ khi phát hiện khối u cô không thấy đau và cũng không thấy ngứa.
Áp lực để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học là quá lớn, vì vậy cô ấy không đi khám, điều khiến cô không ngờ tới chính là sau 3 tháng khối u càng ngày càng lớn.
Thấy dấu hiệu có vẻ nguy hiểm, Tiểu Mỹ cuối cùng phải đến bệnh viện để kiểm tra. Lần kiểm tra này thực sự khiến Tiểu Mỹ và gia đình phải sốc. Bởi kết quả Tiểu Mỹ bị ung thư vú.
Nhiều người chắc chắn muốn hỏi, tại sao Tiểu Mỹ còn trẻ như vậy đã bị ung thư vú?
Các bác sĩ cho biết, trong thực tế, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến ung thư chính là thói quen xấu trong cuộc sống. Hút thuốc, uống rượu, thường xuyên thức đêm để tăng ca hoặc để chơi điện thoại.
Thời gian dài đối diện với máy tính, ít vận động, và các thói quen xấu khác, những điều này dều dễ dẫn đến rối loạn nội tiết và gây ra nhiều các loại bệnh khác nhau. Đồng thời là cơ hội gia tăng bệnh ung thư vú.
Theo các bác sĩ có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư vú. Ngoài những điều vừa nói trên, thì vấn đề như thường xuyên sử dụng các thực phẩm bổ sung có chứa estrogen, mỹ phẩm, sinh con muộn và không cho con bú sau sinh,… cũng trở thành những yếu tố dẫn đến nguy cơ bị ung thư vú cao.
Ung thư vú là một căn bệnh phổ biến và thường xuyên xảy ra đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của phụ nữ.
Tuy nhiên cũng không khó để phát hiện sớm và chẩn đoán sớm ung thư vú, miễn là thường xuyên tự kiểm tra vú và phát hiện thấy có điều bất thường, cần phải đến bệnh viện để được chuẩn đoán chính xác.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm của ung thư vú
Triệu chứng, dấu hiệu của ung thư vú rất đa dạng, thường không có biểu hiện đau nên phải dựa theo những dấu hiệu bất thường điển hình khác để phát hiện.
Có khối u: 80-90% bệnh nhân ung thư vú có khối u và có thể sờ nắn được bằng tay khi kích thước từ 1cm trở lên.
Tiết dịch núm vú: Khoảng 5% bệnh nhân ung thư vú có tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẫn máu hoặc dịch hồng.
Núm vú bị thụt vào trong: Núm vú bị tụt sâu, cứng, dùng tay kéo cũng không được.
Nhăn bề mặt vú: Đây là triệu chứng gặp ở một số ít bệnh nhân. Khi ngực xuất hiện khối u sẽ phá vỡ cấu trúc da và tạo nên những nếp nhăn ở bên ngoài bề mặt vú.
Viêm da vùng quanh vú: Da đỏ, phù dưới dạng da cam. Ngoài ra có thể bong da vảy nến, da sần sùi kèm nổi mẩn ngứa ở ngực.
Hạch ở nách: Nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới cánh tay kéo dài trong một tuần không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú. Để phát hiện hạch có thể vuốt từ bầu ngực lên trên theo đường hõm nách, nếu có sẽ thấy hạch nổi lên ở hõm nách.
Trường hợp ở giai đoạn muộn, khối u to xâm lấn da gây vỡ, chảy dịch, máu ra ngoải. Một số trường hợp di căn vào xương (gây đau xương vùng di căn), di căn phổi (ho ra máu, tức ngực)...
Các phương pháp tự kiểm tra vú
Đứng trước gương, ở trần, hai cánh tay buông xuôi hai bên hông, quan sát hai vú rồi đổi tư thế: hai tay để phía sau mông, nghiêng nhẹ người tới trước, quan sát cả hai vú để xem có gì thay đổi về kích thước của hai vú (một bên lớn hơn thường lệ, hoặc teo nhỏ lại), quan sát da vú (da cam, da bị lõm xuống ở một vùng nào đó), xem núm vú có bị kéo lệch hay tụt vào không và ấn nhẹ núm vú xem có máu hay chất dịch tiết ra ở đầu núm vú không?
Nằm ngửa, kê gối hoặc khăn xếp lại dưới vai bên phải, tay phải để sau ót, dùng các ngón tay trái (bàn tay phải xòa thẳng), nhẹ nhàng ép sát tuyến vú vào thành sườn, bắt đầu phần trên rồi đến phần dưới của vú, cuối cùng là núm vú, nhằm tìm một cục u (khối u, khối bướu). Khi khám vú trái thì đổi ngược tư thế lại.
Cuối cùng là nên sờ vùng nách hai bên để xem có u hoặc hạch nách không. Nếu tự khám đều đặn và thường xuyên sẽ phát hiện được những khối u nhỏ hơn nhiều so với các phụ nữ không thực hiện việc tự khám vú mình.
Thời gian tốt nhất để tự kiểm tra vú thường là 9 đến 11 ngày sau khi hành kinh. Do đó, estrogen có tác dụng ít nhất trên tuyến vú, và tuyến vú ở trạng thái tương đối tĩnh và tổn thương có thể dễ dàng tìm thấy. Đồng thời, chú ý đến áo ngực nên thích hợp.
Áo ngực quá chật, quá dày, thông gió kém, sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn bình thường của bạch huyết, không thể loại bỏ các chất độc hại theo thời gian, dễ gây tổn thương tế bào vú. Tự kiểm tra vú nên được tiến hành thường xuyên.
Ngoài ra, các bác sĩ khuyên rằng để ngăn ngừa ung thư vú, thói quen sinh hoạt lành mạnh là quan trọng nhất, bên cạnh đó hàng năm phải đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra các vấn đề sức khỏe vú để giảm nguy cơ ung thư vú. Phòng ngừa sớm, phát hiện sớm và điều trị sớm.