Phụ Nữ Sức Khỏe

Tưởng rửa bát dễ nhưng hóa ra rất nhiều người mắc sai lầm khiến sức khỏe suy yếu dần

Rửa bát tưởng như một việc làm hết sức đơn giản nhưng lại rất nhiều người mắc sai lầm. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập cơ thể khiến sức khỏe suy yếu.

Nếu được yêu cầu liệt kê công việc nhà khủng khiếp nhất, bạn sẽ chọn việc gì? Rửa bát có lẽ nên nằm trong danh sách bởi chúng tiềm ẩn rất nhiêu nguy cơ mầm bệnh từ thức ăn thừa, dầu mỡ,…

Giáo sư Thẩm Nhạn Anh – Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Trung quốc và Phó giáo sư Phạm Chí Hồng - Đại học Khoa học thực phẩm và Kỹ thuật dinh dưỡng, Đại học Nông nghiệp Trung quốc sẽ chia sẻ cho bạn biết sai lầm khi rửa bát mà hầu hết các gia đình đều phạm phải khiến vi khuẩn sinh sôi, dễ gây bệnh và cách để ngăn ngừa chúng.

Miếng rửa chén có thể là ổ vi khuẩn

Một nghiên cứu chung của Đại học Giessen và Viện Helmitz ở Munich cho thấy có tới 362 vi khuẩn trên miếng rửa chén được dùng trong nhà bếp, ½ trong số đó có thể gây bệnh. Ngay cả khi bạn đã rửa sạch và khử trùng cũng khó có thể loại trừ hoàn toàn được vi khuẩn.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập một số miếng rửa chén được sử dụng và phân tích vi sinh vật, người ta thấy rằng trong một loạt các vi khuẩn hiện diện trên miếng rửa chén có cả baumannii, oslo Moraxella,… có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, khiến người lớn trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh.

Ngay cả khi nó được làm sạch thường xuyên, vi khuẩn cũng chỉ giảm trong thời gian ngắn nhưng cũng sẽ sớm phát triển lại, thay giẻ thường xuyên mới có thể phòng tránh tối đa.

 
 
Giáo sư Thẩm Nhạn Anh cho biết tác động của vi khuẩn trên cơ thể người được xem xét ở hai khía cạnh là con đường xâm nhập và số lượng vi khuẩn, mầm bệnh.

Các miếng giẻ rửa bát thường xuyên tiếp xúc với các thức ăn thừa rất nhiều nên vi khuẩn dễ dàng bám lấy. Hơn nữa đồ rửa chén thường ở trạng thái ẩm ướt, cung cấp một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn.

Điều quan trọng để tiêu diệt vi khuẩn trong giẻ, cần phải tuân thủ 5 bước: 

- Sau khi sử dụng cần vắt kiệt nước và treo ở nơi thoáng gió;

- Khử trùng thường xuyên sau khi rửa bằng cách ngâm nó trong thuốc khử trùng pha loãng khoảng 5 phút trong nước đun sối 10 phút;

- Khuyến khích mỗi tháng thay giẻ 1 lần;

- Giẻ rửa bát cho bát đĩa phải tách biệt với giẻ để lau bếp, lau bàn.

Ngoài giẻ rửa bát, mọi người cũng cần phải tránh 5 lỗi sai lầm phổ biến dưới đây nếu không muốn mắc bệnh

Đặt tất cả bát đĩa chung một chậu

Các loại dầu mỡ sẽ chỉ càng khiến vi khuẩn dễ lây truyền sang nhau. Vì vậy, trước khi rửa bát nên để đồ chứa dầu mỡ và đồ không có dầu mỡ riêng biệt.

Ngoài ra bát đĩa đựng đồ sống nên tách khỏi các bát đĩa đựng đồ chín hay hoa quả. Rửa bát đựng đồ chín trước khi rửa bát đũa đựng đồ sống.

Ngâm bát đũa trong chậu

Nhiều người có thói quen ngâm bát đũa trong chậu khá lâu mới rửa khi đó các vi khuẩn từ thức ăn thừa sẽ có cơ hội phát triển nhiều hơn.

Sau khi ăn xong, bạn nên rửa bát ngay và có thể dùng nước ấm để tráng qua những bát đĩa dầu mỡ.

 

Cho nước rửa bát vào bát đĩa

Một số người nghĩ rằng chất tẩy rửa được trực tiếp áp dụng cho bát đĩa sẽ tẩy mạnh hơn. Điều này không chỉ lãng phí nước mà còn khiến bạn khó rửa sạch sẽ, và gây tiêu chảy khi dùng những bát đĩa vẫn còn chất tẩy rửa.

Nhỏ vài giọt nước rửa bát vào nửa bát thường, dùng khăn thấm nước rửa bát và rửa từng bát đĩa.

Bát đĩa còn ẩm đã cất ngay

Nhiều người rửa bát và cất nó trực tiếp vào tủ dù vẫn còn nước trong bát, điều này sẽ gây ra sự phát triển của vi sinh vật.

Bạn nên thấm khô nước trên bát đĩa trước khi cất vảo tủ tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

Theo Hoàng Dương/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

7 thói quen giết người âm thầm nhưng ai cũng lầm tưởng là bí quyết sống khỏe

Đây đều là những thói quen mà nhiều người tin rằng chúng có lợi nên thường học theo mà không...

Vệt màu xanh dính trên áo tố cáo căn bệnh đáng sợ người phụ nữ đang mắc phải

Meghan Hall, 34 tuổi không bao giờ nghĩ rằng có ngày bản thân lại được chẩn đoán ung thư vì...

Những thực phẩm giúp 'cô bé' luôn tràn đầy năng lượng

Để duy trì sức khỏe cho 'vùng kín', ngoài đảm bảo vệ sinh, có những thực phẩm mà chị em...

Tưởng ngực phụ nữ phải bên to bên nhỏ, 4 năm sau cô gái mới biết sự thật

Sau khi đi khám tại Bệnh viện Trung tâm Trường Sa, Hồ Nam (Trung Quốc), cô gái trẻ mới biết...

Dưỡng sinh phòng ngừa cảm cúm

Theo Đông y, nguyên nhân gây nên cảm mạo thường có hai yếu tố: chính khí và tà khí. Chính...

Chứng bệnh kỳ quái khiến bạn khó dậy sớm

Người mắc chứng dysania có thể nằm trên giường nhiều ngày, lo lắng về chuyện thức dậy và muốn quay...

4 cách chăm sóc da sau điều trị nám

Sau khi điều trị nám da, chu trình chăm sóc và bảo vệ da đóng vai trò quan trọng trong...

Tin mới nhất

4 cách chăm sóc da sau điều trị nám

16 giờ trước

Tạo hình khúc nối bể thận niệu quản cho nam thanh niên 26 tuổi

16 giờ trước

Sau khi cắt amidan có được ăn kem, uống nước ngọt?

19 giờ trước

Mỗi ngày phụ nữ nên ăn một ít này để kháng khuẩn, chống viêm, nói không với các bệnh phụ...

1 ngày 12 giờ trước

Bệnh nhân hẹp niệu đạo thoát cảnh mang túi nước tiểu sau 2 tiếng phẫu thuật

1 ngày 12 giờ trước

Viêm mào tinh hoàn có tự khỏi hay phải đến bệnh viện?

1 ngày 12 giờ trước

Phát hiện thêm 1 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ ở Đồng Nai

1 ngày 12 giờ trước

Điều gì xảy ra khi bị chó cắn, mèo cào?

1 ngày 12 giờ trước

Căn bệnh ung thư nhiều người mắc nhất ở Việt Nam

1 ngày 12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình