Cúng Giao Thừa là tập tục không thể thiếu của người dân Việt Nam vào 30 Tết. Đây cũng chính là thời khắc thiêng liêng nhất, đưa tiễn năm cũ để đón năm mới vạn sự như ý, phát tài phát lộc hơn. Theo dân gian, mỗi năm có một vị quan Hành Khiển cai trị hạ giới khác nhau. Giao thừa cũng chính là thời khắc chuyển giao công việc cai trị của các vị quan Hành Khiển.
Mâm cỗ cúng đêm Giao thừa có thể coi như một buổi tiệc để tiễn đưa vị quan Hành Khiển của năm cũ và nghênh đón vị quan Hành Khiển mới. Bởi vậy, ai cũng muốn chuẩn bị mâm cỗ đủ đầy dâng lên người đã cai quản, bảo vệ gia đình mình trong suốt một năm vừa qua.
Trao đổi với Phụ nữ & Gia đình, chuyên gia phong thủy Uyên Mi khuyên gia chủ chuẩn bị mâm cỗ chay để dâng lên bề trên, kèm theo đó là hoa quả, đèn cầy, trà, giấy tiền vàng bạc… Bên cạnh đó việc khấn vái cũng rất quan trọng, bạn nên đọc bài văn khấn này để gia đình gặp nhiều may mắn trong năm.
Bài văn khấn đêm Giao thừa
Hôm nay, ngày… tháng… năm..., nhân dịp… Đệ tử họ tên… Dâng lễ bạc tâm thành xin mời chư vị Phật, chư vị Bồ Tát, chư vị Tiên thánh, ông bà tổ tiên. Mời nhận lễ cảm ứng chứng minh hồi hướng công đức cho 4 điều này:
Điều thứ nhất, cầu xin cửu quyền thất tổ ở nhiều đời nhiều kiếp còn ở trong luân hồi còn đang trong chốn ngạ quỷ chúng sinh được siêu thoát.
Điều thứ hai, xin hồi hướng công đức cho cha mẹ ở hiện tại được bình an.
Điều thứ ba, hồi hướng công đức cho quan gia cái chủ ở nhiều kiếp.
Điều thứ tư, hóa giải những nghiệp dữ của bản thân từ nhiều đời nhiều kiếp.
Chuyên gia Uyên Mi cũng khuyên gia chủ nên cúng hai mâm cỗ khác nhau. Chư vị Phật, Bồ Tát và Tiên thánh cúng một mâm, ông bà tổ tiên cúng mâm riêng, không nên cúng chung.
*Thông chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm