Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia chỉ ra những điểm bất thường trong các ca bệnh hoại tử xương

Các ca bệnh hoại tử xương ghi nhận trong thời gian gần đây bị nhiễm trùng trực tiếp ngay từ xương.

Trong 2 tháng qua, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận 17 bệnh nhân có triệu chứng gần giống nhau như: đau đầu, nghẹt mũi, sưng mặt, mắt, tiền căn nhiễm COVID với biến chủng Delta diễn tiến nặng. Quá trình khám, các bác sĩ ghi nhận những tổn thương lan rộng vùng xoang, sọ, hàm, mặt. Trong số này 2 ca tử vong, 3 trường hợp được phẫu thuật loại bỏ xương đã bị hoại tử. Một số trường hợp khác được điều trị nội khoa hoặc bệnh nhân từ chối điều trị.

Tính đến nay nước ta đã có 20 trường hợp bị hoại tử vùng xương sọ mặt. Trong khi, y văn thế giới từ tháng 5 năm ngoái đến tháng 5 năm nay ghi nhận 80 ca bệnh giống như vậy. Đây là một trong số những điểm bất thường mà PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế công cộng, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, chỉ ra.

Cũng theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hoại tử xương hàm và vùng sọ mặt là bệnh lý không mới. Tuy nhiên, trước đây nó có yếu tố nguy cơ rõ ràng như: người mắc bệnh lý ung thư phải chiếu xạ vùng mặt. Các tia xạ hủy hoại mạch máu nuôi dưỡng vùng xương hàm mặt hoặc bệnh nhận sử dụng các thuốc chống loãng xương, bị nhiễm trùng ngoài mô mềm rồi bị ăn vào xương.

“Nhưng các trường hợp mới đây ở TP.HCM và Hà Nội không có yếu tố nguy cơ này mà chủ yếu là nhiễm trùng ngay từ xương. Số lượng ca bệnh cũng gia tăng đáng kể”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng phân tích.

Hiện Hội đồng các nhà khoa học nhận định nguyên nhân của hoại tử xương hàm và vùng sọ mặt là do thiểu dưỡng cục bộ. Một vùng xương không được nuôi dưỡng đầy đủ do tắc mạch máu nên gây ra hoại tử. Tuy nhiên, nguyên nhân gì gây nên tắc mạch máu? Đây là điều mà hiện các nhà khoa học vẫn chưa có thống nhất chung và có một số giải thuyết được đưa ra.

Ví dụ khi mắc COVID-19 thì các protein gai của virus hoạt động nội mạch trong mạch máu tổn thương, hoặc nhiễm COVID-19 xảy ra hiện tượng tăng đông cũng có thể làm tắc mạch. Ngoài ra, mắc COVID-19 trên cơ thể đái tháo đường đồng thời lạm dụng corticoid là cơ hội để nhiễm nấm đen Mucormycosis gây hoại tử xương.

“Giả thuyết hiện nay được nhiều người ủng hộ nhất là do nấm. Nhưng điều này cần làm nghiên cứu rõ để khẳng định”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết.

Theo phân tích của các nhà khoa học thế giới, nấm đen Mucormycosis phát triển tạo ra sợi nấm đi vào mạch máu làm bít lồng ống gây hoại tử.

Hiện nay, ngoài 3 trường hợp BV Bạch Mai (HN) điều trị đã khẳng định là nhiễm nấm đen Mucormycosis, thì các trường hợp khác ở khu vực TP.HCM cũng có phát hiện nấm nhiễm nhấm Aspergillus.

“Thực sự các trường hợp ở TP.HCM là nhiễm nhấm Aspergillus hay nấm đen Mucormycosis thì cần nghiên cứu. Vì về hình thể 2 loại nấm này chỉ khác biệt đôi chút, nấm  Aspergillus có vách ngăn còn nấm đen Mucormycosis không có. Như vậy, có thể một số trường hợp soi chiếu không rõ. Nhưng thực tế lâm sàng đang khẳng định nấm là một nguyên nhân”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết.

Những vẫn đề còn chưa sáng tỏ này đang đặt ra sự cần thiết của việc nghiên cứu sâu, phân tích nguyên nhân của hoại tử xương hàm và vùng sọ mặt. Cụ thể theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, cần nghiên cứu thêm là có thể phát hiện được hoại tử xương hàm sớm hay không. Vì các trường hợp đến bệnh viện đều đã có hoại tử lớn, phải đục bỏ xương. Nếu giả sử nguyên nhân là do nhiễm nấm thì liệu có thể phát hiện sớm, điều trị kháng nấm… 

Ngành  y tế cũng cần nhận thức đây là vấn đề mới, dù tỷ lệ xảy ra ca bệnh là ít. Nhưng cán bộ y tế cần biết và cảnh giác khi bệnh nhân có triệu chứng vùng mặt đến khám và thấy có dấu hiệu nghi ngờ thì cần hội chẩn chụp CT-scan.

Tuy vậy, thời điểm này người dân không nên hoang mang vì tỷ lệ mắc bệnh hiếm và thường xảy ra ở người nhiễm covid-19 mắc đái tháo đường, lạm dụng corticoid. Và ngay cả những người này thì tỉ lệ mắc cũng rất thấp.

“Người dân chỉ cần cảnh giác, khi bị đau ở một vùng nào đó nhưng không đáp ứng với điều trị thông thường, thì cần đến cơ sở y tế”, PGS.TS Đỗ Văn Dũng đưa ra lời khuyên.

Theo VTC News

Tin liên quan

Phân biệt đậu mùa khỉ với thủy đậu, tay chân miệng

Bộ Y tế hướng dẫn phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với bệnh đậu mùa, thủy đậu, tay chân...

Mới: Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người

Tuyến tỉnh, trung ương sẽ tiếp nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nặng hoặc có nguy cơ trở nặng, ca...

Biến thể phụ mới xuất hiện của Omicron có thực sự đáng lo ngại?

Một biến thể phụ mới nổi của Omicron, BA.2.75, có biệt danh là "Centaurus- Nhân mã" trên phương tiện truyền...

Một số loại u buồng trứng thường gặp: Cách phát hiện và xử trí

U buồng trứng là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, có thể xảy ra...

Uống nhiều rượu hơn có thể bảo vệ thị lực của bạn

Theo nghiên cứu cho thấy, uống nhiều rượu có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể...

5 sai lầm dùng thuốc khiến viêm mũi họng nặng hơn

Việc chăm sóc, giữ gìn sức khỏe mũi họng tưởng chừng rất đơn giản, nhưng có nhiều sai lầm gây...

Giảm bớt căng thẳng bằng cách xem phim bom tấn!

Theo các chuyên gia, xem một bộ phim bom tấn đầy hồi hộp của Hollywood là một cách nhanh chóng...

Tin mới nhất

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

9 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

9 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

9 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

13 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

13 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

17 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

17 giờ trước

Cứu người phụ nữ ăn lá ngón tự tử vì giận chồng

1 ngày 6 giờ trước

Bác sĩ TP.HCM dùng ruột non tái tạo thực quản cho bệnh nhân ung thư

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình