Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia chỉ ra nguyên tắc '4 chữ đúng' khi dùng thuốc

Thói quen sử dụng thuốc bữa bãi đang làm gia tăng kháng kháng sinh và đây được coi là báo động đỏ. Người dân nếu không dừng lại thì mai sau không còn thuốc chữa.

Báo động kháng thuốc

PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc Đại học Dược Hà Nội, cho biết kết quả thống kê sơ bộ ở các bệnh viện và hệ thống giám sát kháng sinh của Bộ Y tế triển khai đang thực sự báo động mặc dù ở Việt Nam chưa có nghiên cứu đầy đủ và bài bản như các nước phát triển trên thế giới.

Theo PGS Anh, trước đây những vi khuẩn khi mắc nhiễm khuẩn cơ bản trong cộng đồng như nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu… rất nhạy cảm với kháng sinh thông dụng. Tuy nhiên hiện nay đề kháng rất cao. Đặc biệt, trong bệnh viện hiện nay, tình trạng kháng thuốc rất cao ở các loại vi khuẩn gram âm và gram dương.

Hậu quả của việc kháng thuốc gây nhiều khó khăn. Đặc biệt điều này gây rất khó khăn trong điều trị cũng như việc lựa chọn phác đồ. Những loại siêu vi khuẩn không có thuốc chữa được phát hiện ở tuyến trên như Hà Nội, TP. HCM, Huế,… thường ở các khoa Hồi sức tích cực và đối với ca bệnh nặng.

lam dung khang sinh
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh ở nước ta - Ảnh minh họa: Internet

PGS Anh cho biết hiện nay có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể nhấn mạnh vào  2 nguyên nhân chính. Đó là dùng quá nhiều kháng sinh kể cả cho những trường hợp không cần thiết.

Nhiều người tự mua dùng thuốc. Tỷ trọng dùng kháng sinh ở Việt Nam là tương đối lớn. Theo thống kê, tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh ở các bệnh viện ở nước ta cao hơn khoảng gấp 3 lần thậm chí cao gấp 10 lần so với bệnh viện cùng cấp, cùng số lượng giường bệnh so với các nước đang phát triển.

Thứ hai, dùng kháng sinh không hợp lý xảy ra ngay cả trong cộng đồng và của cán bộ y tế về từ liều dùng, sự phối hợp kháng sinh, thời gian dùng… Khi sử dụng không hợp lý dẫn đến sự kháng kháng sinh xảy ra ngày càng nhiều. 

Nguyên tắc 4 chữ Đ

Khi dùng kháng sinh, chắc chắn phải có đơn bác sĩ. Bởi người bình thường không đủ về mặt chuyên môn cần phải có ý kiến của bác sĩ xem thực sự chọn kháng sinh gì với biểu hiện lâm sàng. 

PGS Anh thông tin nguyên tắc lựa chọn sử dụng kháng sinh có "4 chữ đúng". Nguyên tắc này được thế giới áp dụng và cả áp dụng cho Việt Nam. Trước khi chúng ta quyết định có dùng kháng sinh cho con không là quyết định của bác sĩ điều trị và bố mẹ phải suy nghĩ rất kỹ. 

nguyen tac su dung thuoc
Mọi người ần biết nguyên tắc sử dụng thuốc an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Đúng thuốc: Chúng ta trả lời câu hỏi tình trạng bệnh này với biểu hiện như thế có dùng kháng sinh không. Nếu dùng thì dùng gì, có cần phối hợp các kháng sinh hay không. Lựa chọn cái nào bây giờ vì có nhiều kháng sinh có thể lựa chọn được. Nhưng chọn đúng không đơn giản, chọn đúng phải dựa trên kháng sinh đánh đúng vào vi khuẩn gây bệnh, mình muốn hướng tới và nó xâm nhập vào vị trí nhiễm trùng.

Đúng liều: Điều này rất quan trọng. Vì nếu kháng sinh chọn đúng nhưng không đủ liều dùng sec không có ý nghĩa với vi khuẩn. Không tiêu diệt được vi khuẩn mà ngược lại tôi luyện cho vi khuẩn được sống trong môi trường kháng sinh. Làm tích lũy cho vi khuẩn những gen đề kháng kháng sinh.

Đủ thời gian: Đủ thời gian là đủ một liệu trình điều trị. Ở cộng đồng rất khó thuyết phục bố mẹ thực hiện đầy đủ liều bác sĩ cho khi các triệu chứng của con mình đã đỡ. Nếu chúng ta trị ngắn quá hay dài quá đều gây hại, phải đủ thời gian quy định 

Theo dõi đúng cách: Trong quá trình điều trị kháng sinh, bác sĩ phải đánh giá cẩn thận, bố mẹ cũng phải theo dõi cẩn thận để quyết định xem chúng ta có cần chỉnh phác đồ, xem có tác dụng phụ gì hay không để điều chỉnh. Vì vậy, theo PGS Anh nguyên tắc sử dụng kháng sinh hiện nay ghép vào 4 chữ Đúng. 

Bảo Lâm

Tin liên quan

15 thực phẩm chống lão hoá giúp làn da phụ nữ luôn giữ nét trẻ trung

Lão hoá là vấn đề hầu hết phụ nữ lo lắng. Chế độ ăn hằng ngày cung cấp chất dinh...

10 thứ rau hàng đầu giúp bạn cao hơn

Thông thường chiều cao ngừng phát triển khi chúng ta hết tuổi thanh thiếu niên. Nếu bạn đang ở ngưỡng...

8 thực phẩm kết hợp với mật ong gây ngộ độc, biết sớm để không hủy hoại sức khỏe

Mật ong kỵ với gì là câu hỏi không nhiều người trả lời được. Chúng ta chỉ quan tâm tới...

Thường xuyên ăn dưa, cà muối nguy cơ rước ung thư

Ung thư vòm họng thường không gây ra các triệu chứng rõ rệt nên chúng ta hay phớt lờ, nhưng...

Nhổ răng số 8 hàm dưới và những điều nên biết để chăm sóc đúng

Mặc dù răng số 8 hàm dưới (răng khôn) không có nhiều vai trò trong ăn nhai nhưng quá trình...

Viêm đa khớp dạng thấp: Thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc bệnh

Tìm hiểu viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì để tránh những biến chứng nguy...

Đàn ông đi cắt mí, hút mỡ: những điều cần cảnh giác

Hôm 27-12, một người đàn ông 43 tuổi ở Vĩnh Phúc đột ngột tử vong khi đang được làm dịch...

Tin mới nhất

Nghĩ chồng có quỹ đen ngoại tình, tôi bòn rút tạo tiền riêng, đến ngày anh mất phát hiện sự...

1 ngày 18 giờ trước

Bị chồng đuổi khỏi nhà không xu dính túi, tôi thản nhiên rời đi chỉ để lại một thứ đủ...

1 ngày 18 giờ trước

Đi xét nghiệm để cứu mẹ, 3 con trai bàng hoàng phát hiện mình không phải con ruột, bí mật...

1 ngày 19 giờ trước

Một hành động "kỳ lạ" này của vợ bầu, 9 tháng 10 ngày, tôi bủn rủn tay chân, khổ sở...

1 ngày 19 giờ trước

Nghe tiếng chồng thở gấp trong điện thoại, tôi lao đến địa chỉ định vị thì tá hỏa khi thấy...

1 ngày 20 giờ trước

Phát hiện vợ giấu chuyện từng kết hôn trong đêm động phòng, tôi đòi ly hôn nhưng 'hóa đá' khi...

1 ngày 20 giờ trước

Nếu không muốn ‘rước bệnh’ vào người, chị em nên từ chối 3 việc này khi quan hệ

1 ngày 20 giờ trước

Nửa đêm nghe tiếng rên rỉ từ phòng bố chồng, lén nhìn qua khe cửa, tôi liền bủn rủn tay...

1 ngày 21 giờ trước

Bất ngờ về nhà chồng không báo trước, tôi bủn rủn tay chân khi nhìn thấy món đồ đang phơi...

1 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình