Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyển COVID-19 xuống nhóm B, người mắc bệnh có được tự do đi lại?

Sau khi dịch bệnh COVID-19 được chuyển xuống nhóm B, các chính sách, quy định liên quan về giám sát, cách ly, điều trị sẽ thay đổi.

Vừa qua, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã thống nhất chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Theo đó, các chính sách, quy định liên quan về giám sát, cách ly, điều trị sẽ thay đổi.

BS Trương Hữu Khanh, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1), cho biết khi chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B, người mắc bệnh không còn phải cách ly tuyệt đối mà chỉ cách ly tương đối.

Người nhiễm COVID-19 có thể tự cách ly tại nhà. Nếu điều trị trong BV sẽ cách ly tại phòng bệnh riêng, không còn phải cách ly tại khu chuyên biệt.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân thời điểm bùng phát dịch tại TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG

“Khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B thì việc người bệnh được đi lại hay không tùy từng người. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định người mắc các bệnh nhóm B không bị cấm đi lại, song khuyến cáo nên cách ly để tránh lây lan cho người khác" - BS Khanh cho biết.

Ngoài ra, người nhiễm COVID-19 cũng không còn được điều trị miễn phí, có thể được BHYT thanh toán như các bệnh truyền nhiễm khác thuộc nhóm B.

“Khi chuyển COVID-19 xuống nhóm B, nếu người bệnh nền nhiễm COVID-19 được điều trị tại đúng khoa bệnh nền, được BS chuyên khoa trực tiếp điều trị sẽ tốt hơn. Ví dụ bệnh nhân phổi mắc COVID-19 sẽ được điều trị tại chuyên khoa phổi, không phải cách ly và điều trị tại khoa nhiễm” - BS Khanh nói thêm.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (Đại học Y dược TP.HCM), cũng cho biết khi chuyển COVID-19 xuống nhóm B, người dân được khuyên nên cách ly nhưng không cưỡng bức cách ly. Đối với bệnh nhóm B, luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm chỉ dùng biện pháp giáo dục sức khỏe, không giới hạn quyền của người dân.

PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (Đại học Y dược TP.HCM). Ảnh: THẢO PHƯƠNG

"Với bệnh nhóm A sẽ dùng những biện pháp xử lý hành chính, giới hạn quyền, buộc người nhiễm bệnh và người tiếp xúc gần không được đi lại tự do. Người mắc bệnh phải điều trị bắt buộc.

Nhưng với bệnh nhóm B, người nhiễm bệnh vẫn được đi lại tự do mà không bị xử lý, trừ khi cố tình lây nhiễm. Tuy nhiên, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm vẫn khuyến khích người mắc bệnh nhóm B đeo khẩu trang, không cố gắng tiếp xúc, lây bệnh cho người khác. Nếu cố tình lây lan thì bệnh nào cũng bị xử lý” - ông Dũng nhấn mạnh.

Sự khác biệt giữa bệnh truyền nhiễm nhóm A và nhóm B

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm:

- Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

- Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

Theo THẢO PHƯƠNG/Pháp Luật TPHCM

Tin liên quan

Mắc ung thư hạ hầu do thói quen tưởng bình thường nhưng cực kỳ gây hại

Uống sữa đậu nành là thói quen tốt, giúp ngăn ngừa lão hóa, bổ sung vitamin và khoáng chất...

Dấu hiệu nhận biết bạn bị viêm da dị ứng

Tôi thường xuyên bị đỏ, khô cả một vùng da ở bàn tay, khuỷu tay và vùng da đầu và...

Cục Thú y cảnh báo nguy cơ lây lan rất cao bệnh than từ trâu bò

Theo Cục Thú y, khi trâu, bò chết, người dân không khai báo cho chính quyền và cơ quan thú...

14 người nhiễm bệnh nhiệt thán, người dân không giết mổ, tiêu thụ gia súc bệnh

Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các...

Biến chứng cần chú ý khi mắc tay chân miệng

Con gái tôi vừa được chẩn đoán mắc tay chân miệng. Xin hỏi bệnh có nguy hiểm không và có...

Hai anh em bị ngộ độc botulinum được chuyển về bệnh viện địa phương tiếp tục điều trị

Ngày 9/6, TS BS Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, sau...

Đau ngực dữ dội, chàng trai 34 tuổi suýt mất mạng: Bác sĩ cảnh báo căn bệnh gây đột tử

Theo chuyên gia, người mắc hội chứng Marfan nếu không được theo dõi vào điều trị sẽ có nguy cơ...

Tin mới nhất

Phụ nữ ngực to có nội tiết tốt hơn? Bác sĩ tiết lộ đây mới là thứ dễ khiến "cặp...

15 giờ trước

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

1 ngày 10 giờ trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

1 ngày 10 giờ trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

1 ngày 10 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

1 ngày 10 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

1 ngày 15 giờ trước

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

2 ngày 4 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

2 ngày 4 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

2 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình