Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuột rút khi ngủ, ai cũng nghĩ thiếu canxi nhưng lại bỏ qua dấu hiệu 3 bệnh nguy hiểm

Nhiều người cho rằng bị chuột rút khi ngủ là biểu hiện của việc thiếu canxi, tuy nhiên có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này.

Bị chuột rút ở chân khi đang ngủ là hiện tượng không hiếm. Chuột rút không phải là tình trạng co rút của các cơ trong cơ thể, mà là những cơn đau dữ dội sau khi cơ co lại nhưng không thể thả lỏng. Về lâm sàng, hiện tượng này được gọi là co cứng cơ, tức là cơ đột ngột co bóp mạnh không kiểm soát được, khi co đến mức nhất định, cơ thể sẽ thấy đau rõ rệt, khi co cơ thì cơ ở vùng bị đau rất cứng.

Ảnh minh họa

Nhiều người cho rằng bị chuột rút khi ngủ là biểu hiện của việc thiếu canxi. Tuy nhiên có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này chứ không hẳn vì thiếu canxi.

Có hai nguyên nhân dẫn đến co cứng cơ, một là do sinh lý và hai là do bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý

Co cứng cơ sinh lý là hiện tượng bình thường của cơ thể, vì vậy không cần quá lo lắng. Chẳng hạn, khi trời lạnh sẽ kích thích sự co bóp của mạch máu, từ đó gây ra hiện tượng chuột rút ở chân.

Khi vận động, axit lactic chuyển hóa tại chỗ cũng có thể tăng lên, gây ra chuột rút. Ví dụ, một số người do làm việc quá sức có thể bị chuột rút ở chân.

Nguyên nhân bệnh lý

Co cứng cơ bệnh lý là do não bị thiếu oxy vì những nguyên nhân như rối loạn phát triển bẩm sinh, quá trình chuyển hóa bất thường, thiếu oxy chu kỳ sinh, hệ thần kinh nhạy cảm.

Trong khi tình trạng chuột rút sinh lý có thể thuyên giảm khi bổ sung canxi thì chuột rút bệnh lý phải tìm nguyên nhân cụ thể, không nên tùy tiện bổ sung canxi vì sẽ không khiến tình trạng thuyên giảm.

Ảnh minh họa

Có 3 nguyên nhân bệnh lý khiến chân bị chuột rút.

Bệnh gan

Theo y học cổ truyền, gan là cơ quan kiểm soát gân cốt, gan cũng chịu trách nhiệm tổng hợp một số protein trong cơ thể. Người mắc bệnh gan rất dễ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tổng hợp protein, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dây thần kinh vận động.

Gan cũng là cơ quan giải độc trong cơ thể, nếu gan bị bệnh thì cơ thể sẽ tích tụ chất độc, từ đó gây ra hiện tượng chuột rút.

Tắc nghẽn động mạch chi dưới

Tắc động mạch chi dưới xảy ra khi các mạch máu chi dưới bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy ở các chi. Để giải tỏa tình trạng này thì các cơ sẽ cố gắng co lại, làm tăng tốc độ lưu thông của mạch máu chi dưới, dẫn đến chuột rút.

Những người mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường,… nếu thường xuyên bị chuột rút thì nên đến bệnh viện kiểm tra mạch máu để tránh gây tổn thương nặng hơn cho cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh không còn quá xa lạ hiện nay, đặc biệt với những người thường xuyên phải vận động, lái xe, hay ngồi trước máy tính...

Khi các dây thần kinh liên quan ở người bệnh bị kích thích quá mức sẽ gây ra tình trạng đau thắt lưng và chi dưới. Nếu dây thần kinh ở chân bị kích thích, sẽ khiến các cơ ở trạng thái căng thẳng, từ đó gây ra chứng chuột rút.

Những căn bệnh trên có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút ở chân, vì vậy nên lưu tâm và điều trị bệnh kịp thời, việc bổ sung canxi một cách tùy tiện không thể giải quyết được căn nguyên của vấn đề.

Làm gì khi bị chuột rút?

Để giảm tình trạng chuột rút khi ngủ, người bệnh nên dành thời gian ngâm chân trước khi đi ngủ. Việc ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp kích thích lưu thông máu, giảm tình trạng các cơ chi dưới căng cứng dẫn đến chuột rút.

Ảnh minh họa

Trong trường hợp đang bị chuột rút, có thể xả nước ấm thẳng lên vùng bị chuột rút trong khoảng 5 phút. Cách làm này có thể làm dịu cơn đau do chuột rút gây ra.

Khi bị chuột rút, cần lưu ý không được gập chân. Tốt nhất hãy duỗi thẳng chân hết mức có thể trong khoảng 15 giây để làm giảm cơn đau co thắt cấp tính.

Ngoài ra, để phòng tránh tình trạng chuột rút khi ngủ, cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt như ngồi lâu một chỗ, tăng cường tập luyện và bổ sung nước sau khi tập xong để tránh mất nước, khiến mất cân bằng điện giải và chuột rút. Giữ ấm cơ thể để tránh bị cơn lạnh kích thích làm co mạch, lâu dần gây ra tình trạng chuột rút khi ngủ.

Theo Phương Anh/Gia Đình Việt Nam

Tin liên quan

Chuột rút vào ban đêm là dấu hiệu của bệnh gì?

Nhiều người cho rằng chuột rút vào ban đêm là biểu hiện bình thường, tuy nhiên đây là dấu hiệu...

Trời lạnh đột ngột, bác sĩ cảnh báo 2 'kẻ giết người thầm lặng': Đột quỵ, ngộ độc khí than...

Vào mùa lạnh, chúng ta thường ít vận động và ăn uống không lành mạnh. Điều này có thể gây...

Nghiên cứu mới cho thấy lo lắng về bệnh tật quá mức làm tăng nguy cơ tử vong

Một nghiên cứu lớn của Thụy Điển đã phát hiện ra một nghịch lý về những người được chẩn đoán...

Bạn có thị lực 20/20 nếu nhận ra khuôn mặt người trong tranh

Mọi người đều có thể phát hiện ra cây cầu, nhưng bạn có thể có thị lực 20/20 nếu phát...

Dầu bạc hà và những tác dụng đối với sức khỏe đã được khoa học chứng minh

Bạc hà là loại cây thân thảo mọc quanh năm, thường được thêm vào làm gia vị đồ ăn, đồ...

Gặp mệt mỏi và kiệt sức kéo dài, các chuyên gia chỉ ra có thể đang mắc phải hội chứng...

Một báo cáo của CDC cho thấy 3,3 triệu người Mỹ trưởng thành mắc phải hội chứng này, mặc dù...

Tổng hợp những thực phẩm càng ăn càng bổ mắt

Đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn, nếu muốn sở hữu một đôi mắt tinh anh, tránh mắc các...

Tin mới nhất

Trứng cút 'quen mà lạ': Bài thuốc bổ não và trị sinh lý yếu

32 phút trước

Mận hậu đang vào mùa, làm ngay nước siro mận siêu mát còn ‘lời thêm’ món ô mai mận siêu...

44 phút trước

4 món cực hấp dẫn và đưa cơm với cá basa

3 giờ trước

Đừng sốt chua ngọt nữa, sườn làm như thế này mới khiến chồng con cực mê

3 giờ trước

Làm tôm sốt chua ngọt đừng quên cho thêm thứ này, đảm bảo ngon hơn rất nhiều

3 giờ trước

Cách chế biến canh củ sen hầm sườn non thơm ngon đãi cả nhà

23 giờ trước

Các món ăn từ bí đỏ vừa ngon lại dễ làm, ai cũng thích

23 giờ trước

Lợi ích không ngờ khi bạn uống 1 - 2 ly nước chanh mỗi ngày

1 ngày 4 giờ trước

Chiên xong đừng vội ăn ngay, làm thêm bước này món cá ngon gấp 10 lần

2 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình