Cô Trần năm nay 37 tuổi, nửa năm trước khi vừa mới sinh đứa con đầu lòng, vì muốn đứa trẻ phát triển khỏe mạnh, nên cô Trần kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ trong nửa năm. Trong thời gian này việc căng tức sữa cũng ngẫu nhiên xảy ra, và cô nghĩ điều này rất bình thường.
Tuy nhiên, cô Trần nhớ lại rằng một thời gian trước có phát hiện ra một khối u ở ngực trái nhưng cô nghĩ đó chỉ là hiện tượng căng tức sữa, khiến sữa bị ứ đọng và tiếp tục cho con bú. Nhưng một vài ngày sau, cục u không biến mất, vì sợ bị viêm vú, cô Trần đã đi đến Bệnh viện phụ sản Hàng Châu để kiếm tra.
Tại bệnh viện, sau khi kiểm tra cẩn thận, bác sĩ Trương Phong - người trực tiếp khám cho cô Trần thấy rằng ngực trái của cô, phía gần cánh tay có một cục u kích thước như chiếc đồng hồ đeo tay. Sau khi kiểm tra đơn giản, bác sĩ Trương thấy rằng tình hình không tốt, đề xuất cô Trần khám kĩ hơn bằng siêu âm.
Kết quả cuối cùng là cô Trần bị ung thư vú. Bác sĩ Trương ngay lập tức sắp xếp cho cô Trần phải nhập viện và tiến hành phẫu thuật. Cùng ngày, cô Trần đã hoàn thành phẫu thuật điều trị tận gốc căn bệnh ung thư vú và cắt bỏ một bên vú.
Các bà mẹ trong thời kì cho con bú bị ung thư vú tương đối thấp, nhưng trường hợp của cô Trần không phải là đặc biệt. Theo như bác sĩ Trương đã từng tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân ung thư vú cho rằng: những năm gần đây ung thư vú trong thời kỳ cho con bú đang có xu hướng tăng và bệnh này có liên hệ nhất định với nhiều phụ nữ sinh con đầu lòng khi tuổi đã cao.
Ung thư vú trong thời kì cho con bú rất nguy hiểm, phụ nữ không được coi thường
Bác sĩ Trương cho biết bình thường tất cả chúng ta đều biết rằng những bà mẹ không cho con bú thì khả năng ung thư vú cao hơn những người đang cho con bú. Do vậy, các bà mẹ thường lơ là không chú ý đến dấu hiệu bệnh. Theo báo cáo tài liệu y khoa cho thấy, có ½ bệnh nhân kéo dài thời gian chẩn đoán và điều trị lên đến 6 tháng, thậm chí còn lâu hơn, sau khi điều trị bệnh nhân trở lại bình thường thì tương đối thấp.
Ở phụ nữ có thai và đang cho con bú, kích thước vú sẽ tăng lên, các khối u ở vú thường dễ dàng bị che giấu, sau khi cho trẻ bú thì xuất hiện hiện tượng vú căng tức sữa, càng khiến phụ nữ không quan tâm nhiều.
Thực tế ở thời kì này, nội tiết tố nữ trong cơ thể người phụ nữ bị thay đổi tương đối đặc biệt, hệ thống miễn dịch cũng bị biến đổi, mao mạch huyết quản vú tăng lên, giãn nở, ứ máu, dẫn đến phát triển nhanh chóng các khối u, không những là khối u ác tính mà còn rất dễ di căn.
Trước khi mang thai đừng bỏ qua việc siêu âm vú
Trong thực tế, trong khi mang thai hoặc trong thời kì cho con bú, chúng ta đều có thể phát hiện sớm và có cách phòng ngừa mắc bệnh ung thư vú.
Nghi Mẫn Khiết, giám đốc Trung tâm Kiểm tra sức khỏe của Bệnh viện Phụ sản Hàng Châu cho biết: Phụ nữ thường hay bỏ qua việc siêu âm vú trước khi mang thai, bởi họ thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của việc kiểm tra này, do vậy dẫn đến những hậu quả ngoài mong muốn.
Bác sĩ Trương Phong cũng kiến nghị, phụ nữ cần phải đi kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Vì sức khỏe của bản thân và sức khỏe của đứa trẻ, những người chuẩn bị làm mẹ và cả những người đang làm mẹ đều cần phải có ý thức bảo vệ sức khỏe, đối với u vú cần phải có động thái tiến hành quan sát càng sớm càng tốt.
Nếu như cô Trần trước khi mang thai đi khám siêu âm vú, thì vấn đề về vú rất có thể được phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn. Điều này là chuông báo động đối với những phụ nữ sinh đẻ khi tuổi đã cao.
Ba phương pháp tự kiểm tra vú có thể giúp phát hiện ra những bất thường
Phụ nữ trước khi mang thai, phụ nữ trong quá trình mang thai và cho con bú, đều cần phải đến cơ sở y tế để kiểm tra vú, nhưng bình thường tự bản thân kiểm tra cũng rất quan trọng. Bác sĩ Trương giới thiệu đến 3 loại phương pháp tự kiểm tra vú.
Kiểm tra khi tắm
Khi tắm, đặt một tay phía sau đầu, các ngón tay của tay còn lại duỗi thẳng và áp chặt vào nhau, dùng lòng bàn tay tiến hành phương thức ấn hình xoắn ốc, kiểm tra tỉ mỉ xem có phát hiện cục u nào không.
Kiểm tra qua gương
Đứng trước gương, 2 tay buông thõng xuống, quan sát bên ngoài vú có bình thường hay không, đầu vú có bị lõm xuống, bề mặt da của vú có bị nhăn nheo hoặc có hiện tượng cục lồi lên hay không. Bóp núm vú xem có chất lạ bài tiết, sau đó tiếp tục kiểm tra có hạch bạch huyết dưới nách hay không. Cuối cùng giơ hai tay qua đầu và kiểm tra một lượt nữa.
Kiểm tra bằng cách nằm thẳng trên giường
Nằm ngửa mặt trên giường, đặt tay trái lên gối phía sau đầu, dùng các ngón tay phải áp sát lại với nhau, nhẹ nhàng ấn và xoa bóp thành vòng tròn nhỏ trên ngực trái, hướng xoay theo kim đồng hồ, massage ít nhất 3 vòng tròn.
Những phương pháp này đều cần phải kiểm tra cả 2 bên vú, nếu phát hiện có những điểm bất thường, nghi ngờ có các khối cục, cần sớm đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ Trương nói.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Các bệnh về vú có liên quan mật thiết đến cảm xúc, lối sống và chế độ ăn uống, giám đốc Nghi Mẫn Khiết cũng đưa ra một vài kiến nghị đối với chị em phụ nữ.
Bình thường phải duy trì cảm xúc ở mức độ ổn định, tránh kích thích hoặc những tổn thương quá mức, những điều này sẽ dẫn đến suy nhược thần kinh, dẫn đến rối loạn nội tiết và gây hại cho sức khỏe của tuyến vú.
Thay đổi thói quen ăn uống, ăn ít thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, đồ ngọt, ăn nhiều rau xanh và trái cây với hàm lượng cellulose cao, chẳng hạn như ngũ cốc thô, đậu đen, quả óc chó, hạt mè đen, nấm,…
Giữ gìn quy luật của cuộc sống, kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi, tập thể dục nhiều hơn như chạy hoặc đi bộ. Đặc biệt, không nên thức khuya, uống rượu bia, và mặc đồ lót quá bó sát.