Phụ Nữ Sức Khỏe

Chỉ lo con phát triển IQ mà bỏ qua EQ, cần cẩn thận nếu bé có 5 dấu hiệu quản lý cảm xúc kém

EQ là khả năng con người học được thông qua giáo dục bởi gia đình và xã hội. Với trẻ nhỏ, gia đình là quan trọng nhất.

Hơn hẳn sự thông minh IQ, 3 yếu tố quan trọng của EQ bao gồm biết tự kiềm chế, kiên trì và tự nhận thức cảm xúc có liên quan chặt chẽ, quyết định đến sự thành công, hạnh phúc của những đứa trẻ này khi chúng lớn lên.

Nếu có 5 dấu hiệu dưới đây, trẻ cần phải được giáo dục để phát triển tốt hơn. Một điều quan trọng mà cha mẹ cần biết đó là: EQ là khả năng con người học được thông qua giáo dục bởi gia đình và xã hội. Với trẻ nhỏ, gia đình là quan trọng nhất. Do đó, hầu hết các lớp phát triển EQ lúc nhỏ trẻ có được là thông qua dạy dỗ và giáo dục bởi chính cha mẹ của chúng.

Tác giả cuốn sách "Làm mẹ không áp lực" cho biết có 5 dấu hiệu nhận biết con bạn cần cải thiện chỉ số EQ:

1. Thường xuyên sử dụng các dạng phi ngôn ngữ để giao tiếp

Ví dụ, khóc thét để đòi bất cứ thứ gì, la hét hoặc đánh ai đó để đạt được điều trẻ muốn.

Trẻ nhỏ đang phát triển ngôn ngữ, việc dùng dạng phi ngôn ngữ là có thể hiểu. Tuy nhiên, việc lặp lại với tần suất lớn là dấu hiệu sớm của việc thiếu tự nhận thức cảm xúc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lớp thứ 1: Khả năng phát triển tự nhận thức về cảm xúc của trẻ.

Cách sửa:

- Tránh la mắng để đáp lại trực tiếp các hành vi phi ngôn ngữ của trẻ.

- Dùng các phương pháp được khuyên như 1-2-3 magic, và time-out (từ 18 tháng tuổi) để giáo dục hành vi.

- Dạy trẻ về các loại cảm xúc thông qua sticker và các câu ngắn để diễn đạt cảm xúc trẻ có.

2. Thường xuyên thiếu giao tiếp bằng mắt hoặc lúc nào cũng sợ sệt khi phải rời xa cha mẹ

Chúng ta nên tránh nhầm lẫn với hành vi bám mẹ của trẻ trước 3 tuổi. Hành vi bám mẹ là bình thường và sẽ giảm dần khi trẻ sau 3 tuổi. Tuy nhiên, việc bám mẹ kéo dài với tần suất tăng dần, kết hợp các biểu hiện thiếu giao tiếp và sinh hoạt cộng đồng (ví dụ, chơi cùng cha mẹ và các bạn nhỏ khác) thì đang là 1 dấu hiệu đáng quan tâm vì trẻ có thể đang giảm khả năng của lớp thứ 2: Xây dựng kỹ năng xã hội như chơi, giao tiếp, và đánh giá.

Cách sửa:

- Đừng bắt ép trẻ phải giao tiếp hay phải chơi với ai. Thay vào đó, xây dựng niềm tin ở trẻ trước. Trẻ phát triển kỹ năng xã hội khi bé cảm thấy thoải mái và tự tin. Do đó, nên tạo cơ hội để trẻ quan sát trước như dẫn trẻ đến các khu vui chơi, nhà sách. Ngoài ra, hãy tạo cơ hội cho trẻ tự làm việc gì đó giúp trẻ tìm thấy sự an toàn.

Ảnh minh họa.

3. Thiếu kiên nhẫn, tỏ ra bực tức thường xuyên khi gặp điều khó khăn

Tất cả điều này có thể dễ dàng thấy ở 1 đứa trẻ, nó chỉ đáng quan tâm khi các biểu hiện này luôn trở thành giải pháp trẻ chọn lúc gặp vấn đề, chứ không phải là 1 hoặc 2 trường hợp. Điều này đang ảnh hưởng đến lớp thứ 3: Phát triển sự kiên trì.

Cách sửa:

- Trẻ con vốn rất khó chấp nhận sự thất bại và tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi biết mình sắp thua. Điều này là do trẻ chưa được dạy về sự thất bại. Do đó, trẻ không biết chấp nhận là dễ hiểu. Cha mẹ thường tránh xung đột làm trẻ mất vui, nhường cho trẻ thắng hoặc cười cợt trẻ khi thua. Các cách này chỉ lấy mất cơ hội để trẻ hiểu về thất bại.

- Một người thành công khi họ học được cách đứng lên từ thất bại và bài học đầu tiên cần dạy là học cách đối mặt với khó khăn. Nó quan trọng như học cách để chiến thắng. Do đó, cha mẹ nên công tâm phân xử thắng thua trong bất kì trò chơi nào, khi trẻ thất bại bạn phải xem xét phần nào trẻ làm chưa đúng và phần nào trẻ đã làm tốt. Từ đó, khuyến khích con tìm giải pháp.

4. Hay đổ lỗi cho người khác

Trẻ con có thể học được điều này do cách dạy chưa đúng của chúng ta như đánh chừa. Trước 5 tuổi, trẻ luôn tin mọi thứ là thật và việc đổ lỗi là 1 hành vi không đáng có. Trẻ cũng có thể học từ các video trên mạng hoặc từ cha mẹ. Luôn tìm cách đổ lỗi hay cho rằng người khác làm sai sẽ làm suy giảm lớp thứ 4: Khả năng tự điều chỉnh cảm xúc.

Cách sửa:

- Không nên tiếp tục dạy sai cách như đánh chừa. Trẻ chạy nhanh dẫn đến bị ngã, cha mẹ phải giải thích về lý do khiến con như vậy.

- Bản thân cha mẹ nên làm tấm gương tốt cho trẻ. Học cách nói thật, đừng đổ lỗi cho người khác, hãy nhận lỗi về mình khi bản thân làm sai.

5. Tỏ vẻ ác cảm, châm biếm/ phán xét với người khác

Đây là 1 hành vi trẻ học được từ quan sát những người xung quanh. Nếu nó không được quan tâm và giáo dục, trẻ sẽ dần mất lớp thứ 5 của EQ là: Cảm thông.

Cách sửa:

- Đọc cho trẻ nghe các bài đọc về đạo đức, tình yêu con người, bài học nhân nghĩa.

- Cho trẻ có cơ hội để sẻ chia như tham gia hoạt động gây quỹ, giúp đỡ người già hoặc nhìn các hành vi tốt từ bố mẹ như nhường ghế cho người già.

- Giúp trẻ có cơ hội chăm sóc và yêu thương động vật, thú cưng.

- Khi trẻ có biểu hiệu thiếu yêu thương động vật hoặc châm biếm ai đó, bạn cần giải thích với trẻ. Ví dụ, trẻ nói và chỉ vào 1 người tàn tật: "Ông này không đi được này mẹ". Bạn nên nói: "Bin, con không được nói và chỉ vào bác ấy, bác bị như vậy vì 1 lí do nào đó mà chúng ta không biết, mình không nên bàn luận. Chúng ta không nên nói về sự khiếm khuyết của ai đó, con à".

Theo An Chi/Phụ nữ số
  • Sự kiện/nhân vật/chủ đề:
  • làm mẹ

Tin liên quan

Đi chúc Tết cùng gia đình, bé trai 7 tuổi bị chó cắn đến thủng ruột

Khi đang đi chúc Tết, bé bất ngờ bị chó cắn tới tấp vào vùng lưng, bụng, đùi đến mức...

Bà bầu có ăn được thịt chó và tin đồn em bé sinh ra có bớt thực hư thế nào?

Bà bầu có nên ăn thịt chó? Tin đồn thất thiệt về thịt chó gây động kinh cho em bé...

Mách mẹ 5 công thức nấu súp gà cho bé thơm ngon khó cưỡng

Cách nấu súp gà cho bé ăn dặm và trẻ trên 1 tuổi có thể gồm thành phần nguyên liệu...

Bố mẹ cho uống thuốc cam chữa động kinh, bé gái 9 tuổi mất não vì ngộ độc chì

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhập viện trong tình trạng lơ mơ, co giật nhiều và kéo dài,...

Bé gái bị chết não vì sai lầm khi dùng loại thuốc được nhiều người ví như “thần dược” chữa...

Gần đây, thấy con co giật nhiều, gia đình bệnh nhi 9 tuổi đã mua thuốc cam về cho trẻ...

Vừa đưa thai nhi ra khỏi tử cung, sản phụ đột ngột thuyên tắc ối, bác sĩ phải dừng ca...

Trong quá trình sinh nở, nhiều biến chứng có thể xảy ra gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ...

Những câu chuyện sinh nở hài hước, đặc biệt nhất thế giới trong năm 2023

Những câu chuyện này đã đem đến nhiều cung bậc cảm xúc cho người đọc.

Tin mới nhất

Đặc sản độc nhất vô nhị chỉ có ở Trà Vinh, xưa không ai ăn nay nổi tiếng khắp vùng,...

5 giờ trước

Loại quả xưa không ai biết đến, giờ thành đặc sản mùa hè có vị chua ngọt hấp dẫn, 90.000...

5 giờ trước

'Bỏ túi’ những món salad rau củ thanh mát, giòn ngon giúp chị em giải nhiệt ngày nóng

5 giờ trước

Trứng gà ngâm giấm táo - Món ăn trị bách bệnh, là bài thuốc quý ngăn ngừa lão hóa, tăng...

5 giờ trước

Rau mùi tàu chữa sỏi thận có hiệu quả không?

6 giờ trước

Loại quả xưa không ai biết đến, giờ thành món đặc sản ở thành phố có vị chua ngọt hấp...

6 giờ trước

Loại quả xưa không ai biết đến, giờ làm thành đặc sản mùa hè có hương vị lạ, dân thành...

17 giờ trước

Loại quả xưa chín rụng không ai ngó ngàng, giờ thành đặc sản nổi tiếng ở thành phố, vị chua...

17 giờ trước

Loại quả xưa có đầy không ai biết đến, giờ thành đặc sản được dân thành phố "săn tìm", nổi...

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình