Chùa chiền gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt. Vậy nên trong những ngày đầu năm, nhiều người xem việc đi chùa cầu lộc như một phong tục truyền thống. Khi đến chùa, người ta thường cầu mong gia đình bình an, sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn trong năm mới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc cầu nguyện những điều này chẳng mang lại kết quả gì.
Cách khấn khi đi chùa
Theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy Nguyễn Võ Uyên Mi (TP.HCM) với Phụ nữ & Gia đình, trước khi cầu khấn, bạn phải phóng sinh và cúng dường để có nhiều công đức. Bà Uyên Mi còn cho biết thêm, khi đi chùa mọi người chỉ cần khấn 4 điều dưới đây thì cả năm sẽ được an lạc, gia đình yên ấm.
Điều thứ nhất, xin cho ông bà, tổ tiên đã mất được hồi hướng.
Điều thứ hai, xin hồi hướng công đức cho cha mẹ ở hiện tại được bình yên, an lạc.
Điều thứ ba, xin hồi hướng công đức cho oan gia, trái chủ.
Điều thứ tư, xin hóa giải hết những nghiệp dữ của bản thân.
Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa
Ngoài ra, khi đi chùa bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau: Đến dâng hương ở các chùa chỉ được sắm các lễ chay như hoa tươi, trái cây, xôi, chè. Nếu có cúng mặn chỉ được đặt ở khu vực thờ tự các vị Thánh, Mẫu. Còn khu vực chính điện tuyệt đối không dâng lễ mặn. Ngoài ra cũng không được mua giấy tiền vàng mã, tiền âm phủ để cúng Phật tại chùa.
Trang phục khi đi chùa cũng là một điều cần phải chú ý. Khi vào chùa phải mặc quần áo dài, kín cổ. Tuyệt đối không được mặc áo tay, áo sát nách, quần hay váy ngắn.
Khi thắp hương, tránh để nhang bị tắt khi sử dụng, cắm thẳng, không để nhang bị nghiêng, lệch. Chỉ cần dùng một nén nhang là được, tuyệt đối không dùng cả bó. Nên nhớ, không phải nơi nào cũng có thể cắm nhang được, chỉ cắm nhang trong lư hương, không cắm trên cây hay đồ lễ.