Phụ Nữ Sức Khỏe

Châu Âu nới lỏng kiểm tra mỳ ăn liền từ Việt Nam

Từ ngày 2-7, mỳ ăn liền của Việt Nam xuất sang EU không còn bị kiểm tra tại cửa khẩu

Ngày 13-6, thông tin với PLO, ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN&PTNT) cho biết vừa nhận được thông báo từ Tổ chức thương mại thế giới về việc Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định đưa sản phẩm mỳ ăn liền ra khỏi danh sách bị kiểm tra tại cửa khẩu khi nhập khẩu vào EU.

Mỳ ăn liền không còn bị kiểm tra tại cửa khẩu

Cụ thể, ngày 11-6, Ủy ban châu Âu đăng công báo Quy định số 2024/1662 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các nước thứ ba vào thị trường EU sửa đổi Quy định (EU) 2019/1973.

Trong công báo nêu rõ, sản phẩm mỳ ăn liền (có chứa gói gia vị hoặc nước sốt) của Việt Nam là sản phẩm bị tăng tần suất kiểm tra biên giới từ tháng 12-2021 do chứa etylen oxyde.

mỳ ăn liền..jpg
TS. Ngô Xuân Nam tại phiên đàm phán tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng mì ăn liền của Việt Nam tại Phiên họp Ủy ban SPS/WTO tại Thụy Sĩ, tháng 6/2022.

Trong thời gian qua, nhờ nỗ lực của các doanh nghiệp, kết quả kiểm soát cho thấy các lô hàng đều tuân thủ tốt các quy định của EU. Do vậy phía EU đã đưa sản phẩm mỳ ăn liền ra khỏi danh sách tại Phụ lục I, tức là mỳ ăn liền của Việt Nam xuất sang EU không còn bị kiểm tra tại cửa khẩu.

Tăng tần suất kiểm tra với thanh long

Trong khi mỳ ăn liền của Việt Nam xuất sang EU không còn bị kiểm tra tại cửa khẩu thì một số loại trái cây của Việt Nam xuất sang EU vẫn bị giữ nguyên hoặc tăng tần suất kiểm tra.

Đối với trái thanh long, do còn có một số lô hàng vi phạm Quy định (EU) 2019/1793, nên EU tăng tần suất kiểm tra biên giới từ 20% lên 30% và kèm giấy chứng nhận kết quả phân tích mẫu đối với lô hàng.

Với trái ớt của Việt Nam, do còn có một số lô hàng vi phạm nên EU vẫn giữ tần suất kiểm tra tại biên giới là 50%, đồng thời kèm giấy chứng nhận kết quả phân tích mẫu đối với lô hàng.

Thông tin thêm về mặt hàng ớt, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, các lô hàng được xuất khẩu đã rời cảng từ Việt Nam hoặc từ nước thứ ba trước ngày Quy định 2024/1662 này có hiệu lực thì vẫn áp dụng theo Quy định 2024/286 ngày 6-2-2024, tức là chưa phải kèm theo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong sản phẩm.

Đậu bắp của Việt Nam cũng do còn 2 lô hàng bị vi phạm nên EU giữ nguyên tần suất kiểm tra tại biên giới là 50% và kèm giấy chứng nhận kết quả phân tích mẫu đối với lô hàng. Đối với sầu riêng của Việt Nam, EU giữ nguyên tần suất kiểm tra tại biên giới là 10%.

Quy định này có hiệu lực từ ngày 2-7-2024. Như vậy, so với kỳ thông báo lần trước của EU ngày 18-1, Việt Nam chỉ còn 4 sản phẩm bị áp dụng tần suất kiểm tra biên giới.

Việc được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm là một bước tiến quan trọng, giúp mỳ ăn liền Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường EU và các thị trường trên thế giới. Đây là sự nỗ lực của Văn phòng SPS Việt Nam, các cơ quan chuyên môn của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam và tham tán thương mại Việt Nam tại EU, đặc biệt là sự tuân thủ các quy định của EU của các doanh nghiệp trong ngành hàng mỳ ăn liền.

Tuy nhiên, ông Nam cho biết, đối với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật cần tăng cường hơn nữa việc tuân thủ quy định của EU, đặc biệt là việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khi mà nhiều mức dư lượng tối đa cho phép của EU ở mức rất thấp.

"Một sản phẩm nông sản muốn đưa ra thị trường đã khó, mà muốn giữ được thị trường lại càng khó hơn bởi vì thị trường luôn có sự biến động, biến động về chính sách, biến động thị hiếu của người tiêu dùng, biến động về giá, biến động về các quy định nhập khẩu…" - ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nhấn mạnh.

Theo An Hiền/Báo Pháp luật TP.HCM

Tin liên quan

Mang tóc 4 người yêu cũ đi xét nghiệm ADN… để tìm bố cho con

Bốn lần tìm tới Trung tâm Giám định ADN Hà Nội để làm xét nghiệm về huyết thống của con...

Nữ sinh dẫn đầu kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội 2024: Thủ khoa của...

Với số điểm 129/150 - Nguyễn Mai Trúc đã trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá năng lực ĐH...

CSGT dẹp đường đưa cháu bé đến bệnh viện sau tiếng cầu cứu của người bố 'cứu con tôi...'

Sự việc xảy ra vào khoảng 15h15 ngày 12/6. Thời điểm đó, tổ tuần tra CSGT thuộc Trạm CSGT Diễn...

Bổ sung quy định ô tô chở học sinh phải có camera, thiết bị cảnh báo chống bỏ quên trẻ...

Sáng 11/6, tại phiên họp thứ 34, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình,...

Thử thách tìm quả chuối trong 8 giây: Nếu làm được chứng tỏ bạn có khả năng quan sát nhạy...

Để tìm được đáp án, bạn phải quan sát mọi vị trí trong bức ảnh đặc biệt ở vị trí...

8 điểm du lịch châu Á hấp dẫn nhất thế giới năm 2024, bất ngờ với vị trí thứ nhất

Các điểm đến này mang đến cho du khách cơ hội tiếp cận văn hóa địa phương và những chuyến...

Chuyện chồng bỗng hoá thành người phụ nữ xinh đẹp trong 6 tháng: Trở thành 'chị em thân thiết' với...

Mới đây, không ít người ngỡ ngàng trước câu chuyện của chị Tiên Lê (41 tuổi, Đà Nẵng) - người...

Tin mới nhất

Cô gái "đốn tim" dân mạng tại Nghệ An: Nhan sắc trong trẻo như nàng thơ, từng "gây sốt" MXH...

1 giờ trước

Tại sao khi thắp hương người nhà giàu thường đặt bình hoa bên trái bàn thờ? Biết lý do ai...

1 giờ trước

“Bỏ túi” 6 bí kíp tiết kiệm điện khi dùng điều hòa hàng ngày nhưng giảm một nửa hóa đơn...

1 giờ trước

Phạm Như Phương sau loạt scandal: Hoàn toàn ở ẩn, mạng xã hội bị cấm

3 giờ trước

Hà Nội: Bất an với những khu nhà trọ sau các vụ cháy thương tâm

3 giờ trước

Từ vụ cháy làm 4 người chết ở Hà Nội: ĐBQH đề nghị rà soát các mô hình nhà ở...

3 giờ trước

Khuyến cáo an toàn PCCC đối với hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

3 giờ trước

Ngỡ ngàng lý do mất tích của nữ sinh đi thi lớp 10: Áp lực từ gia đình, muốn nghỉ...

1 ngày 1 giờ trước

'Nan giải' chuyện trẻ thành phố nghỉ hè

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình